Giải trí

'Đàn ông Song Tử': Đột phá công nghệ không tạo ra siêu phẩm hành động

Lý An từng làm ra một “Ngoạ hổ tàng long” khiến Hollywood ngỡ ngàng. Nhưng sự kết nối với quá khứ lần này có vẻ đã không mang lại thăng hoa cho tương lai.

Đàn ông Song Tử” được giới thiệu là dự án triệu đô mà Lý An đã bắt tay cùng Hollywood trong năm nay. Ngoài tên tuổi của Lý An, bộ 3 biên kịch với Billy Ray (Hunger Games), Darren Lemke (Shazam!), David Benioff (đồng biên kịch Game of Thrones) cũng mang lại kì vọng cho khán giả. Dễ hình dung, đây sẽ là một siêu phẩm hành động đột phá, hấp dẫn về nội dung và mãn nhãn về hình ảnh.

Chính thức ra rạp vào 11/10, “Đàn ông Song Tử” bắt đầu bước vào cuộc đua phòng vé cũng những bom tấn tháng 10 khác như “Joker”, “Maleficent”... Cảm giác đầu tiên khi xem xong “Đàn ông Song Tử”, khán giả sẽ không hẳn thích cũng không hẳn ghét bộ phim này. Paramount đã chi rất mạnh tay để Lý An có thể thoả sức sáng tạo trong dự án lần này.

Bộ phim áp dụng những tiến bộ mới nhất trong ngành kĩ xảo điện ảnh, kết hợp công nghệ 3D và máy quay độ phân giải 4K với tỉ lệ 120 khung hình/giây. Đây không phải lần đầu tiên Lý An đạo diễn một bộ phim của mình theo cách này. Trước đó, khán giả từng biết đến “Long Billy Lynn's Long Halftime” cũng sử dụng tỉ lệ khung hình này. Với tốc độ gần như gấp 5 lần tốc độ thông thường chạy qua máy chiếu, “Đàn ông Song Tử” trở nên hoàn toàn khác biệt so với những sản phẩm điện ảnh khác.

'Đàn ông Song Tử': Đột phá công nghệ không tạo ra siêu phẩm hành động

Nhưng có một điều trên lý thuyết tất cả khán giả đều biết đó là tốc độ cao kết hợp với chuyển động sẽ tạo ra chuyển động mịn, và đây chính là vấn đề của “Đàn ông Song Tử” khi lạm dụng quá nhiều kĩ xảo. Những “bữa tiệc thị giác” như hứa hẹn có vẻ xa vời với khán giả, trên thực tế các pha hành động hay rượt đuổi của phim gây một cảm giác khó chịu nhiều hơn là nghẹt thở, giống như xem một video games chất lượng cao cùng tạo hình nhân vật Will Smith.

Về kịch bản, bổn cũ soạn lại, motip điển hình - đặc vụ/sát thủ sắp nghỉ hưu bất ngờ dính phải rắc rối và bị truy sát tiếp tục được áp dụng. Will Smith vào vai Henry Brogan, một sát thủ chuyên nghiệp làm việc cho một cơ quan tình báo do Janet Lassiter (Linda Elmond) điều hành. Brogan giỏi đến mức anh ta có thể bắn trúng mục tiêu trên một chiếc tàu cao tốc đang chạy với tốc độ điên cuồng từ khoảng cách vài trăm mét.

'Đàn ông Song Tử': Đột phá công nghệ không tạo ra siêu phẩm hành động - 1

Cú headshot bị chệch xuống cổ, mặc dù vẫn là một nhát chí mạng, nhưng Brogan coi đó như dấu hiệu chấm dứt sự nghiệp. Anh quyết định nghỉ hưu ở tuổi 51. Sau lần ghé thăm một người bạn thân thiết, Brogan phát hiện mục tiêu cuối cùng của mình thực ra không phải khủng bố mà là một nhà khoa học làm việc bí mật đang trên đường bỏ về nước. Tổ chức lập tức lên kế hoạch thủ tiêu anh, Brogan vừa phải chạy trốn vừa phải tìm ra sự thật đằng sau tất cả.

Vốn là sát thủ bất bại, kế hoạch triệt hạ Brogan của Lassiter lần lượt thất bại thảm hại. Clay Verris (Clive Owen), kẻ đứng sau tổ chức Gemini đã ép Lassiter chuyển nhượng quyền thủ tiêu anh. Không cần phải là một nhà chiêm tinh bạn cũng biết rằng kế hoạch mà Verris khẳng định là vũ khí duy nhất có thể giết chết Brogan chính là bản sao Brogan “nhí”, được biết đến dưới cái tên Clay Junior. Lý An đã tạo ra một màn chào hỏi khá tuyệt cho Junior với bối cảnh Colombia đầy màu sắc, những con hẻm sạch sẽ chạy dài lắt léo và cuộc rượt đuổi gay cấn - có thể xem là phần thú vị nhất trong phim. Đạo diễn đã rất thông minh và sáng tạo khi sử dụng chính phương tiện của người dân địa phương làm vũ khí trong lần đầu Song Tử chạm trán.

Lý An biết rằng khán giả chờ đợi gì ở cuộc đối đầu cũng là màn chào hỏi của Junior, vì vậy không khó hiểu khi ông đầu tư rất nhiều ở đoạn này. Trận chiến gợi mở nhiều điều về Brogan và bản sao, trong đó, Brogan với lợi thế tuổi tác có được sự khôn ngoan và kinh nghiệm mà Junior còn thiếu sót. Những lỗi mà Junior đang mắc phải cũng chính là điều Brogan đã từng trải qua trong quá khứ. Đó chính là lý do Brogan mặc dù không có sức khoẻ và sự nhạy bén như bản sao nhưng lại có đủ tỉnh táo để tránh những đòn trí mạng như đọc được ý nghĩ hành động của Junior.

'Đàn ông Song Tử': Đột phá công nghệ không tạo ra siêu phẩm hành động - 2

Đáng tiếc, sự sáng tạo của Lý An đã chỉ dừng lại ở hiệp 1. Hiệp 2 khi cả 2 đối đầu trong bối cảnh của một hầm mộ tăm tối, các hiệu ứng được chỉnh sửa nhanh đến mức bạn khó lòng phân biệt được phiên bản nào đang đánh bại phiên bản còn lại. Brogan cũng phải mất thời gian trong một lúc lâu mới có thể nhận ra Junior trông giống hệt anh.

Kịch bản của bộ 3 tác giả cũng là yếu tố thuận lợi để Lý An thoả sức tung hứng với công nghệ. Nó sử dụng tính cách khép kín và vô cảm của Brogan như một cái nạng để tránh xa những mối quan hệ phức tạp, giúp phim giảm bớt yếu tố con người. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Junior và Clay đóng vai trò như một nỗ lực nhằm kết nối cảm xúc.

'Đàn ông Song Tử': Đột phá công nghệ không tạo ra siêu phẩm hành động - 3

“Đàn ông Song Tử” không phải một bộ phim xuất sắc, như đã nói, nó không khiến người ta thích thú, cũng không khiến người ta ghét. Có thể nói Lý An là đạo diễn hiếm hoi có thể đầu tư một bộ phim hành động với sức mạnh cảm xúc mạnh mẽ, tương tự như “Brokeback Mountain”, “Crouching Tiger” hay “Hidden Dragon”. Tuy nhiên, tham vọng đi đầu trong công nghệ làm phim đã trở thành con dao 2 lưỡi khiến “Đàn ông Song Tử” lần này trở thành trải nghiệm khá nhạt nhoà cho người xem.

“Đàn ông Song Tử” công chiếu tại các rạp từ 11/10.

Trúc An (SHTT)