Kinh tế
17/04/2015 07:5366% doanh nghiệp nói có "lót tay"
22% doanh nghiệp lựa chọn không sử dụng tòa án khi có tranh chấp vì họ quan ngại về tình trạng “chạy án” trong quá trình giải quyết.
Phải trả phí “không chính thức”
Sau nhiều năm có xu hướng giảm, năm 2014 66% DN tham gia điều tra PCI cho biết thường phải trả thêm các chi phí không chính thức để tạo thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng con số năm 2008). Trong đó, có tới 10% số DN phải dành hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức.
Việc điều tra đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng cho kết luận tương tự về tình trạng gia tăng các chi phí không chính thức ở Việt Nam. Theo GS-TS Edmund Malesky (ĐH Duke, Hoa Kỳ), Trưởng nhóm nghiên cứu PCI, khoảng 17% các DN FDI thừa nhận rằng họ đã trả phí không chính thức để có được giấy phép đầu tư (giảm nhẹ so với con số 19,7% năm 2013). Trong khi đó, 31% trả hoa hồng khi cạnh tranh giành các hợp đồng của cơ quan nhà nước - cao gấp ba lần số điểm ghi nhận vào năm ngoái (khoảng 10%). Với câu hỏi: DN có gặp bất lợi trong quá trình đấu thầu nếu họ từ chối chi tiền hoa hồng hay không, 89% trả lời họ ít nhiều gặp bất lợi với tần suất khác nhau.
![]() |
Nhiều DN cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến. Ảnh minh họa: HTD |
Cũng theo kết quả điều tra, trên 66% DN FDI đã chi trả chi phí không chính thức để thúc đẩy việc thực hiện dịch vụ tại cảng. Mặt khác, 22% DN lựa chọn không sử dụng tòa án khi có tranh chấp vì họ quan ngại về tình trạng “chạy án” trong quá trình giải quyết.
Theo báo cáo PCI 2014, quy mô của chi phí không chính thức cũng tăng lên kể từ năm 2013. Năm ngoái, khoảng 32% DN cho biết chi phí không chính thức của họ hơn 1% tổng thu nhập mỗi năm, còn con số của năm nay là 38%.
Dữ liệu điều tra năm nay cũng cho thấy các nỗ lực tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho DN đang có xu hướng chững lại.
TP.HCM lọt vào tốp 5 Dẫn đầu bảng xếp hạng PCI tiếp tục là Đà Nẵng với số điểm 66,87. Tiếp theo lần lượt là Đồng Tháp, Lào Cai, TP.HCM và Quảng Ninh. Lần đầu tiên trong 10 năm công bố PCI, TP.HCM bước vào nhóm năm tỉnh, TP có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt 62,73 điểm. Theo đánh giá của báo cáo PCI 2014, TP.HCM vốn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây, TP đã liên tục có nhiều động thái nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, nhất là trong việc xử lý thủ tục hành chính thông thoáng. Cạnh đó, việc tăng cường đối thoại chính quyền-DN nhằm giải quyết khó khăn cho cộng đồng kinh doanh tại TP đã tạo niềm tin cho DN mở rộng đầu tư. “Đây được coi là những hoạt động cải cách rất đáng khích lệ, đặc biệt khi TP.HCM có quy mô thị trường và sự đa dạng DN lớn nhất cả nước” - báo cáo nhận định. Trong khi đó, năm tỉnh xếp cuối bảng là Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn. Thủ đô Hà Nội xếp hạng 26 và đứng cuối cùng về chỉ số năng động của chính quyền. Chiều 16-4, trao đổi với chúng tôi về việc TP Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu chỉ số PCI 2014, ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) cho biết TP đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành nơi có môi trường sống lý tưởng, mang giá trị nhân văn, hạnh phúc cho con người. “Đà Nẵng mong muốn không chỉ sánh mình với các địa phương trong cả nước mà còn sánh ngang với các TP nổi tiếng khác trên thế giới, nhằm khẳng định vị thế và tầm vóc của một TP trẻ năng động bên sông Hàn” - ông Thơ nói. Theo ông Thơ, năm 2014 TP đã chọn là “Năm DN” để thực hiện cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Chính quyền TP đã tiếp tục đồng hành, chung tay, góp sức tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho DN. “Năm 2015 TP cam kết sẽ tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng DN, các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh tại TP” - ông Huỳnh Đức Thơ cho hay. Chính quyền can thiệp vào kết quả PCI Lần đầu tiên báo cáo PCI đã đề cập đến việc can thiệp của chính quyền vào kết quả PCI. Cụ thể hơn, ngay từ khi bắt đầu quá trình điều tra PCI 2014, nhóm liên lạc đã nhận được phản ánh từ DN của một số tỉnh cho biết họ có nhận được yêu cầu từ chính quyền cần phản ánh thông tin tích cực về địa phương nếu nhận được phiếu khảo sát PCI, thậm chí nếu không trả lời tích cực được thì không nên phản hồi khảo sát. Trưởng ban Pháp chế của VCCI - ông Đậu Anh Tuấn thừa nhận lãnh đạo VCCI chịu áp lực rất lớn khi thực hiện công việc này. “Cá nhân anh Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI - PV) và tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại nói VCCI lấy tư cách gì để đánh giá về năng lực cạnh tranh của các tỉnh” - ông Tuấn cho biết. |
Tin cùng chuyên mục








-
Lamine Yamal làm "ông trùm": Khẳng định hay sự học đòi đáng lo (19/07)
-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
Bài đọc nhiều



