Kinh tế
09/02/2023 13:469 người Việt làm việc mới bằng 1 người Singapore
Theo đó, năng suất của 9 lao động Việt Nam chỉ tương đương 1 người Singapore làm việc.
Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Báo cáo Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Năng suất lao động được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).
Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5,29%. Giai đoạn tới (2021-2030), Việt Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động trên 6,5%/năm.
Dù đã được cải thiện, nhưng theo Tổng cục Thống kê, mức năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Tính theo PPP (sức mua tương đương) 2017 năm 2020, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% năng suất lao động của Philippine.
“Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần)” - Tổng cục Thống kê nhận định.
Tổng cục Thống kê nhận định, lợi thế về nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ dần mất ưu thế, thay vào đó nguồn lực mới cho tăng trưởng là năng suất và chất lượng lao động, năng lực sáng tạo và tiềm lực khoa học công nghệ giải quyết bài toán về tăng năng suất lao động cần có chiến lược, giải pháp tổng thể để tạo chuyển biến đột phá.
Về cơ chế, chính sách, Tổng cục Thống kê đề xuất cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, có chính sách phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản tài chính đối với doanh nghiệp, chính sách tiền lương, tiền công, giáo dục, đào tạo.
Với doanh nghiệp, thực trạng năng suất lao động như hiện nay sẽ là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định mô hình sản xuất phù hợp, hoàn thiện giá trị sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.
Còn người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ học vấn. Đây là yêu cầu tất yếu, nếu không đáp ứng được thì người lao động có thể bị đào thải...
Theo Việt Linh (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Bom tấn 5000 tỷ 'Bộ tứ siêu đẳng' của Marvel đối đầu "Thám tử lừng danh Conan" (22/07)
-
Phát hiện 1 thi thể nam giới gần hiện trường vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 (22/07)
-
VIDEO: Gió lốc xô tàu chở 9 người lật chìm ở Quảng Ninh (22/07)
-
Hà Nội cảnh báo dông, mưa lớn cục bộ trong vài giờ tới (22/07)
-
NSND Việt Anh như được “tái sinh” khi quen bạn gái 9X, đồng điệu về tính cách, tâm hồn (22/07)
-
Ô tô mất lái đâm xuyên mái nhà, bé 7 tuổi trọng thương (22/07)
-
Bóng lưng Xoài Non bị netizen "bật chế độ soi", hot girl tiết lộ chật vật giảm cân (22/07)
-
Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo khẩn: Hàng loạt phòng khám giả danh thương hiệu để trục lợi, bệnh viện chỉ có 1 địa chỉ duy nhất (22/07)
-
Tôi ly hôn mà họ hàng 2 bên không ai tiếc nuối, ngày gặp lại vợ cũ, mắt cô ấy đỏ hoe khi nghe một câu nói (22/07)
-
Mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường ở Thanh Hóa ngập sâu (22/07)
Bài đọc nhiều




