Kinh tế

Chứng khoán Trung Quốc lại lao dốc

Chỉ số Shanghai Composite Index giảm 6,1% vào 14h16 ngày 25/2 (theo giờ địa phương) khiến biên độ suy giảm tính từ đầu năm lên đến 22%.

Chỉ số Shanghai Composite Index giảm 6,1% vào 14h16 ngày 25/2 (theo giờ địa phương) khiến biên độ suy giảm tính từ đầu năm lên đến 22%.

Một nhà đầu tư đang nhìn bảng điện tử tại một sàn giao dịch ở thành phố Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

Chỉ số Shanghai Composite Index giảm 6,1% vào lúc 14h16 ngày 25/2 (theo giờ địa phương), khiến biên độ suy giảm tính từ đầu năm lên đến 22%.

Tỷ lệ tiền qua đêm, một thước đo của khả năng thanh khoản trong hệ thống tiền tệ, tăng mạnh nhất kể từ 6/2. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index giảm trong ngày thứ 3.

Bất ổn trở lại với thị trường chứng khoán đại lục sau khi các chỉ số hồi phục 10% từ mức đáy trong tháng 1.

Cùng với Shanghai Composite Index, chỉ số Shenzhen Composite Index giảm 7,2%, Hang Seng Index giảm 1,4% trong khi Hang Seng China Enterpries giảm 1,9%. CSI 300 Index giảm 5,7%.

Tỷ lệ mua lại qua đêm tăng 16 điểm cơ bản lên 2,12%. Một số ngân hàng bị buộc phải thiết lập nhiều quỹ dự trữ hơn tại thời điểm mà tiền từ hệ thống tài chính sẽ thất thoát khi thị trường mở cửa.

Trọng tâm đang chuyển qua chính sách kinh tế của Trung Quốc trước khi nhóm G20 bắt đầu họp vào hôm 26/2 tại thành phố Thượng Hải và bắt đầu cuộc họp hàng năm của Quốc hội nước này vào tuần tới.

“Thị trường đang trong trạng thái khá mong manh, khi måà mọi người đều muốn tranh giành một lối thoát”, Zhang Gang, một nhà chiến lược của Trung tâm Chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc, nói.

Do cơ chế tự ngắt, trong tuần đầu tiên của năm 2016, Trung Quốc 2 lần sập sàn, vào ngày 4/1 và 7/1, sau khi thị trường Thượng Hải giảm 7%. Vụ việc khiến giới đầu tư tăng thêm lo ngại về sức khoẻ của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều người nhận định, cơ chế này không những chẳng giúp bình ổn thị trường mà còn khiến nó trở nên bất ổn hơn.

Theo Reuters, Chủ tịch Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc Xiao Gang đã xin từ chức hồi tháng 1, sau khi hệ thống thất bại. Gần đây, Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc sẽ đưa Liu Shi Yu, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, vào vị trí lãnh đạo chứng khoán thay cho Xiao.

Theo Kim Ngân (Zing.vn)