Kinh tế

Dệt may Việt muốn thành công xưởng thế giới

Mục tiêu Chính phủ đặt ra cho xuất khẩu (XK) dệt may đến năm 2020 phải đạt 30 tỉ USD, nhưng tính đến năm 2015 XK dệt may đạt được 28 tỉ USD, vượt 5 năm so với kế hoạch. Theo đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đạt 50-55 tỉ USD.

Mục tiêu Chính phủ đặt ra cho xuất khẩu (XK) dệt may đến năm 2020 phải đạt 30 tỉ USD, nhưng tính đến năm 2015 XK dệt may đạt được 28 tỉ USD, vượt 5 năm so với kế hoạch. Theo đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đạt 50-55 tỉ USD.

Theo công bố của Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 10.2015 ước đạt 2,2 tỉ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,19 tỉ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo cho hay, trong tháng 10.2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt gần 32 triệu m2, tăng 8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 55 triệu m2, giảm 14,4% so với tháng 10 năm trước. Ngoài ra, quần áo mặc thường ước đạt gần 304 triệu cái, tăng 12,9% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng của năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 259 triệu m2; tăng 1,9% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo ước đạt 547 triệu m2, giảm 5,6% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt gần 2.630 triệu cái, tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 2 tháng còn lại của năm 2015, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ sôi động hơn do các doanh nghiệp đã có đơn hàng ổn định đến hết năm, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I/2016.

Ở diễn biến khác, mục tiêu Chính phủ đặt ra cho xuất khẩu dệt may đến năm 2020 phải đạt 30 tỉ USD, nhưng tính đến năm 2015 XK dệt may đạt được 28 tỉ USD, vượt 5 năm so với kế hoạch. Theo đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đạt 50-55 tỉ USD.

Trong giai đoạn 2018 - 2040, Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phát triển từ vị trí thứ 5 về XK trở thành công xưởng dệt may thế giới, sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, dệt may Việt Nam vẫn còn khá nhiều khó khăn phía trước. Năm 2015 được đánh giá là năm khá khó khăn cho XK dệt may. Sau khi tăng trưởng trở lại vào quý 2 và quý 3, lượng đơn hàng đã giảm dần khi bắt đầu vào quý 4.

Song song đó, doanh nghiệp dệt may cũng gặp khó khăn khi tìm địa điểm đầu tư các nhà máy nhuộm vải. Hơn nữa, thời điểm tăng lương tối thiểu dự kiến đang đến gần cũng là băn khoăn không nhỏ.
 
>> Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sắp đổ xô vào Việt Nam
>> Với TPP, nhiều nhà đặt hàng chọn Việt Nam thay Trung Quốc

Theo Hoàng Long (Một Thế Giới)