Kinh tế
17/11/2015 08:43Đồ chơi Trung Quốc chứa chất gây ung thư, vô sinh bán đầy rẫy ở Việt Nam
Có đến 20 sản phẩm đồ chơi Trung Quốc bị cảnh báo độc hại, đề nghị thu hồi khỏi thị trường và từ chối nhập khẩu vào châu Âu. Nhiều đồ chơi như thế này đang được bán rất phổ biển, thu hút trẻ em Việt Nam.
Có đến 20 sản phẩm đồ chơi Trung Quốc bị cảnh báo độc hại, đề nghị thu hồi khỏi thị trường và từ chối nhập khẩu vào châu Âu. Nhiều đồ chơi như thế này đang được bán rất phổ biển, thu hút trẻ em Việt Nam.
![]() |
Những mẫu đồ chơi Trung Quốc được RAPEX cảnh báo thu hồi - Ảnh: RAPEX |
Đồ chơi nhựa có tỉ lệ DEHP cao
Theo báo cáo mới nhất của RAPEX (hệ thống cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu đối với các sản phẩm tiêu dùng không an toàn và bảo vệ người tiêu dùng) công bố tuần qua, nhiều đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc chứa chất độc hại đã bị đề nghị thu hồi khỏi thị trường và từ chối nhập khẩu vào châu Âu.
Có đến 20 sản phẩm đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc bị RAPEX đưa vào danh mục cảnh báo này. Sản phẩm bị đề nghị thu hồi bao gồm những đồ chơi bằng nhựa như: bộ đồ chơi nhà bếp; nhiều mẫu búp bê nhựa (giống búp bê Barbie), bộ đồ chơi tập lặn, kính bơi…
Trước đó, nhiều sản phẩm đồ chơi khác cũng có xuất xứ từ Trung Quốc đã được RAPEX đưa vào danh sách cảnh báo thu hồi. Đặc biệt, trong đó có miếng dán đồ chơi nhựa (sticker) rất phổ biến và được trẻ em yêu thích.
![]() |
Miếng dán đồ chơi nhựa (sticker) của Trung Quốc rất phổ biến và được trẻ em yêu thích bị đề nghị thu hồi - Ảnh: RAPEX |
Theo RAPEX, các sản phẩm này đều có chứa DEHP (di-ethylhexyl phthalate) ở mức cao từ 15-32%. Đây là chất độc hại bị cấm sử dụng trong tất cả các sản phẩm đồ chơi và chăm sóc trẻ em. Chất DEHP được RAPEX xác nhận có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của trẻ.
Theo FDA, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, DEHP là một chất được sử dụng trong sản xuất nhựa, đồ tiêu dùng. Mọi người đều tiếp xúc với nồng độ nhỏ của DEHP trong cuộc sống hằng ngày. Theo nghiên cứu của FDA thì việc tiếp xúc với DEHP ở nồng độ cao, thường xuyên có thể tác động đến sự phát triển của hệ thống sinh sản, đặc biệt là ở nam giới. Tuy nhiên, chưa ghi nhận trường hợp thực tế nào về tác dụng phụ của DEHP trên cơ thể người.
Mặc dù vậy các cơ quan y tế vẫn cảnh báo cần có biện pháp phòng ngừa và hạn chế sự tiếp xúc với DEHP ở trẻ em vì đây là đối tượng nhạy cảm, cơ thể đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em trai.
Mối nguy từ đồ chơi Trung Quốc trên thị trường Việt Nam
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa có xuất xứ Trung Quốc hiện được bán khá phổ biến trên thị trường Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, từ cửa hàng lớn đến nhỏ và cả ở các trường học.
Đặc biệt, tại các trường tiểu học, miếng dán hoạt hình nhiều màu sắc được bày bán từ các quầy hàng xung quanh cổng trường đến căn-tin trường. Những món đồ chơi này được nhiều phụ huynh và cả học sinh vô tư mua chơi vì hình mẫu đa dạng, màu sắc bắt mắt và rẻ. Giá của mỗi miếng dán dao động trong khoảng từ 3.000 - 5.000 đồng.
![]() |
Các miếng dán đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc như thế này được bán phổ biến tại các trường học ở TP.HCM và được học sinh mua chơi rất nhiều - Ảnh: Vũ Phượng |
Chị Vũ Thị Thu Cúc (ngụ Q.12, TP.HCM) cho biết: “Hồi giờ mình nghe rau Trung Quốc, trái cây Trung Quốc chứ đâu nghĩ miếng dán như thế này mà độc hại. Thấy rẻ, mà bé lại thích nên tôi mua cho bé về dán thôi”.
Cầm trên tay 1 xấp miếng dán Trung Quốc sau giờ tan học, N.M. (học sinh Trường tiểu học Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Em mua miếng dán ở căn-tin của trường giá 5.000 đồng. Em chỉ thích chơi hình pikachu, còn các bạn gái thì chơi hình búp bê”.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hùng, ngụ Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho rằng không nên mua cho các bé những thứ đồ chơi giá rẻ. “Thà chịu tốn kém một chút nhưng bảo đảm an toàn cho con mình, còn hơn sau này phải chữa bệnh. Tốt nhất là giải thích cho bé hiểu tác hại của chúng để con không đòi hỏi nữa”, anh Hùng nói.
>> 14 loại đồ chơi Trung thu không nên mua cho trẻ
Theo Nguyên Mi - Vũ Phượng (Thanh Niên Online)
Tin cùng chuyên mục

'Cơn mưa tiền tỷ' trút xuống Quảng Ninh, ngành 'kinh tế vàng' vượt xa cả kịch bản
(04/07)

Đại diện Acecook Việt Nam: Muối Hảo Hảo cũng bị làm giả
(04/07)

Giá vàng hôm nay, 4-7: Bất ngờ đảo chiều lao dốc, vì sao?
(04/07)

Chuyên gia cảnh báo giá đất 'bong bóng' thành thước đo cho bảng giá đất mới
(04/07)

Indonesia chi 34 tỷ USD mua hàng Mỹ trước giờ chót đàm phán
(03/07)

Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng đang "chọn mặt gửi vàng" ở đâu trong nền kinh tế?
(03/07)

Dân kêu hoá đơn tiền điện tăng mạnh, Điện lực Hà Nội nói gì?
(03/07)

Người phát ngôn nói về đàm phán thuế đối ứng sau điện đàm Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ
(03/07)
Tin mới nhất
-
1 nữ ca sĩ thông báo cưới bạn trai kém 7 tuổi, 26.000 người liền "bóc phốt" chú rể: "Chị chạy ngay đi!" (04/07)
-
Tổng thư ký LĐBĐ Malaysia trả lời về khả năng đội nhà bị xử thua tuyển Việt Nam 0-3 (04/07)
-
7 thứ 'ăn cắp tiền điện' còn hơn cả điều hòa: Nhiều nhà không bao giờ tắt, bảo sao hóa đơn điện liên tục tăng (04/07)
-
Tình huống pháp lý vụ "cô giáo vùng cao" run sợ khi đến Nha Trang (04/07)
-
Dân Nhật Bản sơ tán khỏi chuỗi đảo bị hơn 1.000 trận động đất tấn công (04/07)
-
Xuất hiện pin dung lượng "khủng", mỏng hơn que chọc SIM (04/07)
-
Mẫu SUV 'ăn' 4,9L/100 km ngang cỡ CR-V, giá quy đổi 400 triệu đồng, đã được đăng ký tại Việt Nam (04/07)
-
Không thể tin nổi: BLACKPINK sắp comeback thật rồi! (04/07)
-
'Cơn mưa tiền tỷ' trút xuống Quảng Ninh, ngành 'kinh tế vàng' vượt xa cả kịch bản (04/07)
-
Khắc phục hơn 1.100 tỉ, vì sao Hậu "pháo" được đề nghị giảm án sâu nhưng vẫn là 30 năm tù (04/07)
Bài đọc nhiều

Tử vi thứ 6 ngày 4/7/2025 của 12 con giáp: Sửu gặp may, Dậu thuận lợi

Tiết lộ bất ngờ về cái chết thương tâm của Diogo Jota và em trai sau vụ tai nạn kinh hoàng

Khách sạn 5 sao Quinter Nha Trang bị Bộ Công an khám xét bất ngờ, cảnh sát bao vây nghiêm ngặt

Cô gái thuê trọ biến phòng thành ‘núi rác’, chủ nhà ở Ninh Bình tiết lộ bất ngờ

Động thái bất thường của Tóc Tiên giữa loạt tín hiệu lạ với Touliver?