Kinh tế
20/05/2015 08:50Doanh nghiệp ôtô “tố” nhau về phương án tính thuế xe nhập khẩu
Nếu đề xuất tính lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô của Bộ Tài chính được thông qua các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được lợi trong khi doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu thêm gánh nặng thuế, phí.
Nếu đề xuất tính lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô của Bộ Tài chính được thông qua các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được lợi trong khi doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu thêm gánh nặng thuế, phí.
![]() |
Việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được đề xuất, giá bán lẻ của xe nhập khẩu nguyên chiếc xuất xứ Đông Nam Á sẽ không giảm thậm chí tăng sớm từ năm 2016, trước 2 năm so với thời điểm mức thuế suất bằng 0% do Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực.
Cùng lúc, giá bán lẻ của các loại xe nhập khẩu từ các thị trường ngoài khu vực Đông Nam Á sẽ chịu tỷ lệ tăng mạnh hơn nhiều khi được hưởng chính sách giảm thuế theo cam kết quốc tế nhưng lại chịu thêm khoản thuế theo quy định của Việt Nam.
Ủng hộ đề xuất điều chỉnh cách tính thuế của Bộ Tài chính không ai khác chính là những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.
Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Công ty ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho biết, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính trong thời gian vừa qua là sai, việc tính thuế theo giá bán cần được tiến hành từ cách đây 10-20 năm.
"Đáng ra 2 doanh nghiệp nhập khẩu và lắp ráp cùng đánh theo giá bán giá. Nhập khẩu muốn thành giá bán phải có marketing, bán hàng, vận chuyển... nếu chỉ đánh theo giá nhập khẩu doanh nghiệp trong nước thiệt, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài được ưu đãi", ông Huyên phân tích.
Trước đó, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty ôtô Trường Hải (Thaoco) từng kiến nghị việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe lắp ráp sau khi xuất xưởng chuyển sang đối với bộ linh kiện theo giá CIF.
Tuy nhiên, thay vì chuyển sang tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá linh kiện như đề xuất trên, Bộ Tài chính lại đề xuất thay đổi đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Doanh nghiệp nhập khẩu phản pháo
Doanh nghiệp nhập khẩu phản pháo
Trao đổi với PV, một nhân viên kinh doanh của đại lý phân phối Ford tại Hà Nội cũng cho biết, nếu tính theo cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới, mức thuế có thể khiến giá bán tăng thêm 10%, ảnh hưởng mạnh đến giá bán và sức mua của thị trường.
Nêu quan điểm về đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, đại diện một số nhà phân phối xe nhập khẩu lại cho rằng các doanh nghiệp lắp ráp đã được hưởng ưu đãi rất nhiều về thế và đất mà không thực hiện được cam kết nội địa hóa do đó, việc tính thuế như hiện tại là hợp lý.
"Việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe nhập khẩu nguyên chiếc tính trên giá CIF bao gồm cả chi phí sản xuất, vận chuyển quốc tế, thuế nhà sản xuất, chi phí bán hàng, marketing, phát triển mạng lưới bán hàng và dịch vụ… là công bằng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt tính giá xe dựa trên hóa đơn xuất cho các đại lý đối với các doanh nghiệp FDI hiện nay", ông Nguyễn Văn Dũng, đại diện Audi Việt Nam cho hay.
Trong ngày 18/5 vừa qua, Hiệp hội các nhà nhập khẩu xe chính hãng (VIVA) cũng đã có công văn góp ý kiến về vấn đề này.
VIVA cho rằng, nhận định của Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) “giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu chưa bảo đảm công bằng với hàng sản xuất trong nước vì trong giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu không có chi phí bán hàng trong nước, lãi của cơ sở kinh doanh nhập khẩu” là chưa chính xác và mang tính chủ quan.
Các nhà nhập khẩu xe cho rằng quy định hiện hành về việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu “là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu” là chính xác, phù hợp và nhất quán.
Lý do đưa ra bởi giá CIF đã bao gồm toàn bộ: giá thành sản xuất của nhà sản xuất (hay giá vốn) cộng (+) chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành… nếu có) cộng (+) với lãi của nhà sản xuất chính hãng.
Theo Nguyễn Thảo (Bizlive.vn)
Tin cùng chuyên mục

Võ Hà Linh lên tiếng về nhãn sửa rữa mặt vướng lùm xùm
(15/07)

Bất chấp tẩy chay, Chagee công bố cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam sau 4 tháng im lìm
(14/07)

Phát hiện xe tải chở hàng trăm con lợn nhiễm Dịch tả lợn châu Phi đi qua Phú Thọ
(14/07)

Lo đóng cửa cây xăng khi Hà Nội cấm xe máy trong vành đai 1
(14/07)

Giá vật liệu xây dựng 'leo thang': Dân, doanh nghiệp 'gồng mình' chịu trận
(14/07)

Tàu bay Việt va chạm với chim, phải huỷ hàng loạt chuyến bay
(14/07)

Thu thuế VAT tự động với hàng nhập khẩu qua chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng từ 1-8
(14/07)

Lần đầu tiên trong 4 năm, dân thoải mái ăn sầu riêng với giá rẻ khó tin
(14/07)
Tin mới nhất
-
Khoảnh khắc trợn trừng, chớp mắt liên tục của Tuấn Hưng gây bàn tán (15/07)
-
U23 Việt Nam gặp "sự cố" trong buổi tập đầu tiên tại Indonesia (15/07)
-
Vụ tiểu thương chợ Di Linh tố bị hành hung: Công an vào cuộc (15/07)
-
Nga - Triều Tiên khai trương chuyến bay thẳng đầu tiên giữa 2 thủ đô (15/07)
-
Chi tiết gây hoang mang vụ quyên góp cho nữ diễn viên Việt suy thận giai đoạn cuối (15/07)
-
Vụ khách Hàn bị tố lao vào túm tóc đánh nhau trong tiệm photobooth ở Hà Nội: Công an vào cuộc xác minh (15/07)
-
Danh tính "người vận chuyển" 60 bánh ma túy ở Nghệ An (15/07)
-
Góc khuất bi ai chuyện diễn viên trầy trật, bị doạ đánh khi đòi nợ cát-sê (15/07)
-
Người dân sống trong Vành đai 1 Hà Nội nói gì về cấm xe máy chạy xăng? (15/07)
-
Ông Trump nêu "tối hậu thư" cho Nga, công bố kế hoạch gửi vũ khí cho Ukraine (15/07)
Bài đọc nhiều
Tử vi thứ 3 ngày 15/7/2025 của 12 con giáp: Sửu may mắn, Ngọ hỗn loạn

Người dân sống trong Vành đai 1 Hà Nội nói gì về cấm xe máy chạy xăng?

Lại ba người ở Hà Nội mất hơn 3,5 tỷ đồng vì kiểu lừa đảo không xa lạ

Giám đốc Công an TP Hà Nội: Đưa camera AI vào hoạt động, CSGT không phải ra đường

Võ Hà Linh lên tiếng về nhãn sửa rữa mặt vướng lùm xùm