Kinh tế
11/01/2018 08:52EU 'rót' 143 triệu euro cho dự án đường sắt chậm tiến độ 10 năm

Trong cuộc gặp báo chí tại Hà Nội trưa 10-1, ông Jonathan Taylor, phó chủ tịch EIB, kỳ vọng khi được đưa vào hoạt động, tuyến đường sắt đô thị số 3 dài 12,5km với 12 ga (8 ga nổi và 4 ga ngầm) sẽ làm thay đổi giao thông công cộng tại thủ đô của Việt Nam, đồng thời cải thiện thời gian đi lại, giảm chi phí giao thông và cắt giảm phát thải ô nhiễm môi trường.
Tại cuộc họp báo, Tuổi Trẻ đặt câu hỏi phía EIB có ra điều kiện cụ thể gì cho Việt Nam để được cung cấp vốn hay không?
Trả lời câu hỏi này, ông Taylor cho biết tất cả những dự án mà EIB quyết định cấp vốn đều dựa trên các tiểu chuẩn cho vay vốn đã được thống nhất, trong đó có yếu tố bảo vệ môi trường.
Về vốn đầu tư cho tuyến Nhổn - ga Hà Nội, ông Taylor khẳng định Việt Nam với tư cách là bên nhận vốn vay hoàn toàn có quyền quyết định lựa chọn nhà cung cấp, mua toa tàu của ai.
Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được khởi công từ năm 2006 với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt là 18.408 tỉ đồng, tuy nhiên, dự án đã phải nhiều lần điều chỉnh tăng vốn, đến nay tổng mức đầu tư đội lên thành 36.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, dự án này thuộc diện dự án "rùa" nhất không chỉ của Hà Nội mà cả nước.
Được khởi công lần đầu năm 2006, dự án ban đầu được đơn vị quản lý dự án xác định sẽ hoàn thành vào năm 2010, nhưng sau đó do thi công quá chậm, liên tục phải lùi thời hạn đến năm 2015, 2016, rồi 2017, 2018, và gần nhất là lùi đến năm… 2021.
Ưu tiên chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
Từ năm 1998 đến nay, Phó chủ tịch Jonathan Taylor cho biết EIB đã cung cấp cho Việt Nam nguồn vốn 710 triệu euro trong nhiều lĩnh vực. Riêng trong lĩnh vực giao thông, những dự án gần nhất mà EIB cung cấp vốn cho Việt Nam là dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM.
Ông Jonathan Taylor cho biết thêm EIB cung cấp vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, cảng biển, xử lý chất thải trên khắp thế giới.
Trong chuyến công tác Việt Nam lần này, ông đã gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam để để thảo luận những lĩnh vực hợp tác trong tương lai, đúng theo định hướng của của EU là chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Theo Quỳnh Trung (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




