Kinh tế
30/05/2022 15:30Giá dầu vượt 120 USD/thùng, áp lực giá xăng trong nước tăng cao
Giá dầu thế giới những ngày qua tăng mạnh. Tính chung cả tuần trước, giá dầu thô Brent đã tăng tới 6% và giá dầu thô WTI tăng 1,5%.
Mở cửa phiên đầu tuần này, giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh. Vào sáng nay (30/5), giá dầu Brent đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 120 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Cụ thể, theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 11h30' ngày hôm nay (30/5, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 7 được giao dịch ở mức 120,1 USD/thùng, tăng 0,67 USD, tương đương 0,56% so với ngày hôm qua. Cùng thời điểm, giá dầu WTI giao tháng 6 được giao dịch ở mức 116,1 USD/thùng, tăng 0,88 USD, tương đương 1,01% so với ngày hôm qua.

Như vậy, giá dầu thô thế giới đã duy trì đà tăng 5 tuần liên tiếp. Giá của cả 2 loại dầu Brent và WTI đều chạm ngưỡng cao nhất kể từ đầu tháng 3.
Theo giới phân tích, giá dầu tăng khi thị trường lo ngại nguồn cung ngày càng thắt chặt do tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ tăng cao trong mùa hè và nguy cơ Liên minh châu Âu (EU) cấm dầu Nga.
Nhiều người lo ngại về tình trạng thiếu hụt trên thị trường Mỹ, nhất là khi nước Mỹ bước vào kỳ nghỉ mùa hè cũng là mùa lái xe cao điểm. Vào thời điểm này, nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng cao, các nhà máy lọc dầu thường phải tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu của những tài xế ở Mỹ.
Trong khi đó, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ lại giảm. Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, tồn kho dầu thô thương mại tại Mỹ đã giảm 2 tuần liên tiếp, còn tồn kho xăng duy trì đà giảm trong suốt 7 tuần, khiến cho giá năng lượng tại nước này ngày càng tăng cao. Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, hiện chưa thể loại bỏ khả năng sẽ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu để bình ổn thị trường trong nước.
Giá dầu cũng tăng trước thông tin Liên minh châu Âu EU quay trở lại thảo luận về lệnh cấm vận dầu từ Nga. Việc áp đặt các lệnh cấm đối với nhập khẩu dầu Nga là một phần trong gói trừng phạt thứ 6 của EU nhằm vào Nga do chiến sự tại Ukraine.
Tuy nhiên, các quan chức EU hôm 29/5 cho biết, họ đã thất bại trong việc đồng thuận cấm vận dầu Nga giữa các thành viên trong khối.
Bên cạnh đó, việc Thượng Hải dỡ bỏ một số rào cản chống dịch, hướng tới dỡ bỏ các lệnh phong tỏa do dịch Covid-19 cũng hỗ trợ giá dầu.
Giá dầu tăng còn do tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ OPEC+. Vào tháng 7 năm ngoái, OPEC+ đã nhất trí duy trì chính sách tăng sản lượng ở mức 400.000 thùng/ngày. Nhưng trên thực tế, sản lượng dầu của nhóm này đã giảm mạnh. Vào tháng 4, OPEC+ sản xuất thấp hơn mục tiêu 2,6 triệu thùng/ngày, trong đó Nga chiếm tới 50% mức thiếu hụt.
Theo Anh Tuấn (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
-
Bà Paetongtarn lên tiếng sau bê bối hàng loạt cao tăng Thái Lan bị lừa tình (18/07)
-
Snoop Dogg gia nhập Swansea City: Từ huyền thoại rap đến ông chủ bóng đá (18/07)
-
Làm sao nhận biết khách muốn "bom hàng" khi bán online? (18/07)
-
Trực tiếp về chùa - nơi Thiên An đăng hình ảnh 2 chiếc bài vị: Trụ trì chia sẻ thông tin hiếm (18/07)
-
Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh (18/07)
-
Bao giờ Honda khai tử xe máy chạy xăng? (18/07)
-
Tìm bị hại vụ "thổi vốn" lên 42.000 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (18/07)
-
Thủ khoa khối C Đà Nẵng bật mí bí quyết đạt điểm cao nhất (18/07)
Bài đọc nhiều




