Kinh tế

Giá xăng hôm nay 3/12: Vẫn tiếp tục giảm?

Giá xăng hôm nay 3/12 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 3/12 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 2/12

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 2/12 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 2/12/2023 như sau:

Giá xăng hôm nay 3/12: Vẫn tiếp tục giảm?

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 30/11/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 34 đợt điều chỉnh, trong đó có 18 đợt tăng, 12 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 2/12/2023 như sau

 Giá xăng hôm nay 3/12: Vẫn tiếp tục giảm? - 1

Giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 2 giảm 1,98 USD, tương đương 2,45%, xuống 78,88 USD/thùng; trong khi đó, dầu thô WTI của Mỹ lùi 1,89 USD, tương đương 2,49% và đóng cửa ở mức 74,07 USD/thùng.

Giá dầu thế giới hôm nay (2/12) tiếp đà giảm khi các nhà đầu tư hoài nghi về mức cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ và lo ngại về hoạt động sản xuất dầu toàn cầu chậm chạp.

Các nhà sản xuất thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) hôm 30/11 đã đồng ý cắt giảm khoảng 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày khỏi thị trường toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2024. Tổng sản lượng dầu cắt giảm đã bao gồm cả việc gia hạn cắt giảm tự nguyện hiện tại của Ả Rập Xê-út và tuyên bố giảm 1,3 triệu thùng dầu/ngày của Nga.

OPEC+ là nơi cung cấp hơn 40% lượng dầu của thế giới, đang từng bước giảm sản lượng sau khi giá dầu giảm từ khoảng 98 USD/thùng vào cuối tháng 9 do lo ngại về tác động của tăng trưởng kinh tế chậm chạp đối với nhu cầu nhiên liệu.

Tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu được OPEC+ đồng ý vào hôm 30/11 là tự nguyện, do đó không có sự sửa đổi chung nào về các mục tiêu sản xuất của OPEC+. Bản chất tự nguyện của việc cắt giảm dẫn đến một số hoài nghi về việc liệu các nhà sản xuất có thực hiện đầy đủ chúng hay không và việc cắt giảm sẽ được đo lường dựa trên cơ sở nào.

Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết hôm 1/12 rằng ngân hàng trung ương sẽ thay đổi lãi suất một cách "thận trọng" vì rủi ro thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức đang trở nên cân bằng.

Theo khảo sát, ngành sản xuất của Mỹ vẫn đang trầm lắng và số lượng việc làm tại các nhà máy đã giảm trong tháng 11.

Các cuộc khảo sát cũng cho thấy các nhà đầu tư đang theo dõi thận trọng hoạt động sản xuất toàn cầu, vốn vẫn yếu do nhu cầu của người dân kém.

Hôm 1/12, các cuộc đàm phán nhằm gia hạn lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần giữa Israel và nhóm chiến binh Hamas của Palestine đã thất bại và khiến cuộc chiến ở Gaza tiếp diễn. Cuộc xung đột ban đầu đã hỗ trợ giá dầu vì lo ngại rằng bất kỳ sự leo thang nào liên quan đến các nhà sản xuất dầu xung quanh có thể làm gián đoạn nguồn cung. Cho đến nay, cuộc xung đột không có tác động đáng kể đến dòng chảy dầu toàn cầu.

Về phía nguồn cung, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung liên quan đến trần giá dầu của Nga.

Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (BKR.O) cho biết số giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng 5 giàn lên 505 giàn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 9.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 1/12 đã kêu gọi một tương lai không đốt nhiên liệu hóa thạch khi phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh COP28 kéo dài hai tuần ở UAE.

Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) cho biết hôm 1/12 rằng các nhà quản lý tiền tệ đã cắt giảm các vị thế quyền chọn và hợp đồng tương lai dầu thô dài hạn ròng của Mỹ trong tuần tính đến ngày 28/11 bằng 7.663 hợp đồng xuống còn 62.070.

Theo Minh Châu (Kienthuc.net.vn)




https://kienthuc.net.vn/tieu-dung/gia-xang-hom-nay-312-van-tiep-tuc-giam-1928860.html