Kinh tế
25/08/2023 08:14Gửi tiết kiệm online có an toàn không?
Lợi thế của tiết kiệm online
Gửi tiết kiệm online là phương thức gửi tiền qua ứng dụng Mobile banking/Internet banking thay vì phải đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để mở sổ.
Khách hàng chỉ cần có tài khoản và cài đặt ứng dụng Mobile banking/Internet banking của ngân hàng về điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet là có thể gửi tiết kiệm online.
Lãi suất gửi tiền tiết kiệm online thường cao hơn so với hình thức mở sổ truyền thống, mức chênh lệch phổ biến hiện nay từ 0,2-0,5%.
Theo các ngân hàng, gửi tiết kiệm online lãi suất cao hơn bởi mở sổ tiết kiệm online giúp ngân hàng giảm thiểu các chi phí về nhân sự và cơ sở vật chất. Hơn nữa phương thức này góp phần thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân.
Tiền gửi online khắc phục các hạn chế của tiền gửi tại quầy như chỉ có thể giao dịch vào giờ hành chính và tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng; khách hàng có thể phải chờ đợi theo thứ tự để giao dịch.
Trong khi đó, chỉ với thiết bị di động thông minh có kết nối internet, khách hàng ngồi ở bất kỳ đâu cũng có thể truy cập ứng dụng ngân hàng di động để mở tiền gửi ngay tức thì.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng đáp ứng việc gửi tiền online 24/24. Chẳng hạn như Vietcombank, dù được tiếng là đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, nhưng đến nay app Mobile banking của ngân hàng này vẫn không có tính năng gửi tiền online ngoài giờ hành chính.
Nhìn chung, gửi tiết kiệm online khách hàng không phải quản lý sổ tiết kiệm vật lý nên tránh được việc thất lạc, hư hại trong quá trình bảo quản nên sẽ an toàn hơn. Tất nhiên với điều kiện khách hàng có kiến thức cơ bản về an toàn bảo mật.
Tiền gửi/tiết kiệm online không cần có sổ tiết kiệm, khách hàng có thể kiểm tra thông tin số dư, phát sinh lãi định kỳ và thực hiện tất toán bất kỳ lúc nào trên ứng dụng ngân hàng số.
Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý là nếu tất toán trước hạn sẽ chỉ được nhận lãi suất không kỳ hạn tối đa 0,5%/năm.
Những lưu ý khi gửi tiết kiệm online
Điều kiện để mở tài khoản tiền gửi online là khách hàng đã đăng ký tài khoản Internet banking của ngân hàng gửi tiền. Số dư trong tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng gửi tiền đảm bảo lớn hơn hoặc bằng số tiền mong muốn gửi tiết kiệm. Khách hàng cần xác nhận mình là chính chủ tài khoản thông qua Email và tin nhắn gửi về điện thoại đã đăng ký.
Không thể phủ nhận những ưu điểm về mặt thời gian và lãi suất mà gửi tiết kiệm online mang lại. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức này, khách hàng vẫn cần chú ý tìm hiểu thật kỹ về kỳ hạn gửi, các thông tin cá nhân, nắm được các rủi ro đồng thời chọn ngân hàng uy tín để đảm bảo giao dịch an toàn.
Trước tiên, về kỳ hạn gửi tiền, khi gửi tiết kiệm online cần phải xác định được nhu cầu sử dụng nguồn vốn của mình trong tương lai. Nếu chưa có kế hoạch sử dụng khoản tiền nhàn rỗi này trong tương lai gần thì có thể lựa chọn các kỳ hạn dài như 6 tháng, 12 tháng để nhận được mức lãi suất cao. Còn nếu có nhu cầu sử dụng sớm thì các kỳ hạn ngắn như 1 tháng, 3 tháng là lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, cân nhắc lựa chọn số tiền gửi phù hợp sẽ giúp khách hàng vừa đáp ứng nhu cầu tài chính sắp tới vừa giúp tối đa số tiền lãi nhận được.
Để đảm bảo tính chính xác của thông tin cá nhân, khách hàng cần chú ý cung cấp các thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ, số CCCD, điện thoại) chính xác cho ngân hàng. Vì nếu cung cấp sai thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tất toán sau này, tiền gửi và số tiền lãi không thể chuyển về tài khoản của khách hàng.
Cần ghi nhớ thời gian đáo hạn (thời điểm kết thúc kỳ hạn) và thời gian trả lãi định kỳ để có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Nhằm hạn chế chi tiêu quá mức và phải rút tiền tiết kiệm online trước hạn. Khi đó, khách hàng chỉ nhận được mức lãi suất không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm online ban đầu.
Trước khi gửi tiền, người gửi cần tìm hiểu các rủi ro khi gửi tiết kiệm online. Việc tìm hiểu các rủi ro có thể xảy ra khi gửi tiết kiệm online giúp khách hàng chủ động phòng tránh để không bị kẻ gian lừa đảo rút tiền.
Do đó, khách hàng tuyệt đối không tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng (tên truy cập, mật khẩu) cho bất kỳ ai; đề phòng các cuộc gọi điện thoại lừa đảo giả danh nhân viên bưu điện, ngân hàng hay tài chính; không nhấp chuột vào đường link lạ gửi về tin nhắn điện thoại/thư điện tử/facebook…
Các ngân hàng luôn khuyến cáo khách hàng về các tình huống có thể gặp phải rủi ro, bị đánh cắp tiền trong tài khoản như: chia sẻ thông tin tài khoản tiền gửi, đưa người khác sử dụng máy tính/điện thoại đã đăng ký và sử dụng ứng dụng internet banking,... Do vậy, cần cẩn trọng và tránh những việc làm trên để đảm bảo an toàn cho tài khoản tiền gửi của mình.
Theo Tuân Nguyễn (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




