Kinh tế

Lương cấp lãnh đạo ở Việt Nam cao gấp 26 lần nhân viên

Đây là mức chênh lệch cao nhất khu vực châu Á. Thông tin được đưa ra bởi Mercer, công ty đa quốc gia chuyên về tư vấn nhân sự và Công ty cổ phần Kết nối nhân tài (Talennet).

Đây là mức chênh lệch cao nhất khu vực châu Á. Thông tin được đưa ra bởi Mercer, công ty đa quốc gia chuyên về tư vấn nhân sự và Công ty cổ phần Kết nối nhân tài (Talennet).

Các cấp bậc trong một công ty được chia thành 4 cấp, lần lượt từ thấp đến cao gồm nhân viên, chuyên viên, quản lý, và  lãnh đạo. Khoảng cách giữa mức lương của lãnh đạo - cấp cao nhất, và nhân viên - cấp thấp nhất trong công ty, thường dao động theo cấp số nhân.

Cũng theo khảo sát, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia.

Luong cap lanh dao o Viet Nam cao gap 26 lan nhan vien hinh anh 1

Chênh lệch lương của cấp lãnh đạo và nhân viên tại Việt Nam đến 26 lần.

Tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho các vị trí khác nhau giữa công ty đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước là 15% (cấp nhân viên), 30% (chuyên viên), và 41% (quản lý).

Đặc biệt, mức chênh lệch có xu hướng tăng ở cấp quản lý, do các công ty đa quốc gia trả lương cao hơn cho vị trí quản lý cấp cao, nhằm tương thích với mức độ đóng góp và phạm vi công việc.

Các công ty trong nước có xu hướng linh hoạt trong việc chi thưởng, để tăng cường khả năng thu hút ứng viên tài năng so với các công ty nước ngoài. Do vậy, mức lương đôi khi không bao gồm thưởng của cấp bậc này tại công ty trong nước thấp hơn so với công ty đa quốc gia.

Hiện mức lương cho lao động phổ thông ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhưng mức chi trả lương cho cấp quản lý trở lên ở Việt Nam đã đắt đỏ hơn các nước Thái Lan hay Indonesia.

Năm 2017, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, ngành bất động sản và hàng tiêu dùng trả lương và thưởng cao nhất, sau đó là ngành công nghệ. Ngân hàng chỉ đứng thứ 4. 

Năm 2018, dự báo tăng lương ở các công ty Việt Nam ở mức 8,8%, công ty đa quốc gia là 8,7%. Các ngành có mức tăng lương cao nhất là công nghệ (tăng 10%), khoa học đời sống (9,4%), hóa chất (9%). Ba ngành tăng lương thấp nhất là giáo dục (7%), ngân hàng (5,7%), dầu khí (4,6%). 

Khảo sát lương 2017 được 2 đơn vị trên  thực hiện với 592 công ty trong 16 ngành nghề, từ công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hóa phẩm, dược và sản xuất. Có 78 công ty Việt với 16 ngành nghề tính lương và 2.567 vị trí tính lương.

"Mức tăng lương ở Việt Nam cao hơn mức lạm phát tới 5-6 lần, do tăng trưởng kinh tế vẫn tốt. Khoảng 2 năm trở lại đây, lương ở Việt Nam tăng ở mức 1 con số, chứ 4-5 năm trước mức tăng là 2 con số”, bà Hoa Nguyễn, Giám đốc cấp cao của Talentnet cho hay.

Công ty Việt thưởng cao hơn doanh nghiệp ngoại

Về các khoản thưởng, dự kiến năm nay, tỷ lệ thưởng thực tế so với lương cơ bản của các công ty Việt Nam là 22,1% so với 2016, trong khi với công ty đa quốc gia là 16,6%.

Ba ngành có lỷ lệ thưởng cao nhất là nông nghiệp (22,1%), ngân hàng (20,7%), tài chính (20,7%).

Ba ngành có tỷ lệ thưởng thấp nhất là bán lẻ (14,8%), ngành kho vận (12,5%), 

Theo Hồng Nguyên (Tri Thức Trực Tuyến)