Kinh tế

Nóng chuyện bầu ứng viên vào Hội đồng quản trị Sacombank

Bầu 6 ứng viên vào Hội đồng quản trị và 4  vào ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021 được Đại hội cổ đông thường niên Sacombank đưa lên đầu tiên. 

Bầu 6 ứng viên vào Hội đồng quản trị và 4  vào ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021 được Đại hội cổ đông thường niên Sacombank đưa lên đầu tiên. 

Ngay khi bắt đầu đại hội, ban tổ chức đã tiến hành việc bầu cử 6 ứng viên vào Hội đồng quản trị và 4 ứng viên vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021. 

nong-chuyen-bau-ung-vien-vao-hoi-dong-quan-tri-sacombank

Ban chủ toạ Đại hội cổ đông Sacombank sáng 30/6. Ảnh: Lệ Chi.

Nhân sự dự kiến cho Hội đồng quản trị gồm 6 thành viên. Theo đó, danh sách ứng cử gồm ông Dương Công Minh - nguyên Chủ tịch LienVietPostBank, Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch HĐQT Sacombank, Nguyễn Miên Tuấn - Phó chủ tịch Sacombank, Nguyễn Xuân Vũ - Phó tổng giám đốc Sacombank, Phạm Văn Phong - Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đắk Lắk và bà Lê Thị Hoa - thành viên HĐQT Vietcombank.

Sau khi ông Phan Huy Khang đọc tên các ứng viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2021 để Đại hội đồng cổ đông bầu chọn, các cổ đông đã lên tiếng phản ứng mạnh.

Một cổ đông nam đã phản ứng với ứng viên Dương Công Minh - Chủ tịch Him Lam khi cho rằng ông Minh đang vướng vào nhiều vụ lùm xùm liên quan đến sân golf Tân Sơn Nhất. "Chúng tôi sợ rằng, việc đưa ông Minh vào bầu chọn thành viên Hội đồng quản trị Sacombank sau này sẽ bị ảnh hưởng đến ngân hàng", ông nói.

Còn cổ đông Lê Thị Cúc, đang nắm giữ khoảng 600.000 cổ phần Sacombank cũng cho biết không muốn tiến hành bầu nhân sự mới, bởi bà đã mất niềm tin vào ban lãnh đạo sau khi bầu ông Trầm Bê - nguyên Phó chủ tịch Sacombank nhiệm kỳ vừa rồi thì hoạt động của ngân hàng những năm qua đi xuống mạnh.

nong-chuyen-bau-ung-vien-vao-hoi-dong-quan-tri-sacombank-1

Ông Dương Công Minh tại đại hội sáng nay.

Bên cạnh việc bầu nhân sự, nhiều vấn đề quan trọng khác như thù lao Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kết quả kinh doanh, cổ tức... cũng sẽ được bàn trong đại hội lần này.

Năm 2016, do Sacombank chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên nên mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT, BKS năm này chưa được trình để các cổ đông phê duyệt.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết năm 2016 là năm đầu tiên từng bước triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập, với mục tiêu ổn định và tăng trưởng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hệ thống mạng lưới sau sáp nhập được mở rộng, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Vì vậy, khối lượng và áp lực công việc trong công tác quản trị ngân hàng diễn ra tương đối lớn.

Do đó, HĐQT ngân hàng trình đại hội thông qua mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT, BKS năm 2016 bằng 50% mức chi của năm 2015, tương ứng với số tiền là 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo nhà băng cũng trình các cổ đông thông qua mức thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT và BKS năm 2017 là 18 tỷ đồng.

Năm 2017, Sacombank đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 384.600 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 356.100 tỷ đồng, tăng 17%; trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 351.400 tỷ đồng, tăng 20%. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 277.000 tỷ đồng, tăng 19%; trong đó cho vay khách hàng đạt 235.500 tỷ, tăng 18%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 585 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu 1%.

Về kế hoạch sử dụng vốn, ngân hàng dự kiến chi ra gần 12.800 tỷ đồng. Trong đó, 356 tỷ đồng đầu tư vào tài sản cố định; 500 tỷ đồng bổ sung vốn, thành lập mới ngân hàng, công ty con và góp vốn mua cổ phần; 11.942 tỷ đồng còn lại đưa vào kinh doanh sinh lời.

Theo Lệ Chi (VnExpress.net)