Kinh tế
01/08/2018 13:57Ồ ạt cho vay không cần gặp mặt: Cho vay 'biến tướng' ở Việt Nam

Con số trên - bao gồm cả các nền tảng đang tạm thời ngừng hoạt động hoặc đang bị cảnh sát điều tra - là cao nhất trong 2 năm trở lại đây.
Trước đó, cơ quan giám sát ngành ngân hàng của Trung Quốc phát đi lời cảnh báo bất thường rằng người gửi tiền nên chuẩn bị sẵn tinh thần mất trắng số tiền đã đầu tư vào các sản phẩm lợi suất cao. Số liệu chính thức cho thấy các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và có khoảng 192 tỉ USD nợ xấu với lãi suất trung bình 10,2%. Chủ yếu là khách hàng cá nhân sẵn sàng chi trả mức lãi cao do không thể tiếp cận với các kênh ngân hàng chính thống.
Đặt trụ sở ở Thượng Hải, Jinyinmao là một trong những nền tảng mới nhất phải đóng cửa trong tuần này. Thông báo từ Jinyinmao cho biết các nhà đầu tư đã mất niềm tin và ồ ạt rút tiền ra. Một số người đi vay mất khả năng trả nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty và khiến thanh khoản cạn kiệt.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Hình thức P2P phát triển ở nước ngoài, đặc biệt Trung Quốc mang tính giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Hình thức P2P triển khai tại VN khác các nước khác và đang có xu hướng bị lợi dụng. Người cho vay tham gia P2P tính lãi phức tạp, tung hỏa mù, còn tâm lý người đi vay đang cần tiền nên vay với bất cứ giá nào mà không tính rằng lãi suất gần như tín dụng đen, có thể dẫn đến tình trạng không trả nổi. Trong khi đó, công ty kết nối dù biết tình trạng này nhưng vẫn đứng ra kết nối, ở giữa ăn phí.
Ông Hiếu cho rằng ở Trung Quốc, các cá nhân chuyển tiền cho công ty kết nối thực hiện kiếm người vay như kiểu ủy thác và cuối cùng nhà cho vay không lấy được tiền, còn công ty thì sập... Ông dự báo, hiện tượng tiêu cực này khả năng sẽ sớm xảy ra tại VN trong thời gian tới.
“Các cơ quan chức năng bao gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an không thể thả lỏng lĩnh vực này mà cần có quy định cụ thể giữa công ty kết nối có trách nhiệm, vai trò gì, lãi suất cho vay, phí liên quan đến khoản vay như thế nào... để từ đó có cơ sở pháp lý xử lý những trường hợp lạm dụng hình thức P2P để cho vay nặng lãi. Riêng NHNN không thể quản lý hoạt động này, bởi NHNN chỉ quản lý các tổ chức tín dụng chứ không quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân. Nhu cầu tài chính trong xã hội ngày càng tăng mà nhiều khi năng lực tài chính của cá nhân lại chậm nên đẩy họ vào tình trạng đi vay, mặc dù đó là vay nặng lãi. Nhiều người có tiền mong muốn tăng thu nhập nên tham gia vào các hoạt động cho vay, đầu tư mà bỏ qua các rủi ro cao, chẳng hạn như trường hợp mỏ đào tiền ảo Sky mining mấy hôm nay làm biết bao người dân không những ở các tỉnh thành lớn mà cả những tỉnh nhỏ lẻ cũng điêu đứng, thua lỗ, mất tiền”, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Theo M.Phương - T.Xuân (Thanh Niên Online)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




