Kinh tế
04/05/2017 17:27Rút lui Sacombank, Đặng Văn Thành thâu tóm tài sản Bầu Đức?
Ông Đặng Văn Thành chính thức rút khỏi cuộc đua trở lại Ngân hàng Sacombank và dường như đã tung ngàn tỷ thâu tóm doanh nghiệp của Bầu Đức để củng cố thêm vị trí số 1 trong lĩnh vực mía đường.
Như vậy, vụ thâu tóm Sacombank đã đến hồi kết. Ông Đặng Văn Thành cũng sẽ không tái xuất, trở lại với ngân hàng mà ông đã gây dựng trọng vòng 20 năm.
![]() |
Ông Đặng Văn Thành và đế chế Thành Thành Công. |
Tuy nhiên, đế chế Thành Thành Công của gia đình ông Đặng Văn Thành vẫn đang lớn mạnh. Gia đình ông Thành vẫn tiếp tục củng cố vị thế thống trị của mình về mía đường khi mở rộng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhiều khả năng, nhà ông Đặng Văn Thành đã mua xong toàn bộ mảng mía đường của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức).
Trong báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Ernst & Young, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết đã bán toàn bộ mảng mía đường cho một tập đoàn từ hồi tháng 8/2016 và đang tiến hành các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch.
HAGL đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt của CTCP Mía đường HAGL và Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu (nhóm công ty mía đường) cùng với quyền vận hành, quản lý kinh doanh đối với nhà máy đường, nông trường mía và các tài sản liên quan cho một bên thứ 3.
Tại ngày 31/8, tổng tài sản thuần của nhóm công ty mía đường này là 1.026 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là 2.585 tỷ đồng và nợ phải trả 1.559 tỷ đồng.
Trước đó, hồi cuối 2016, trên thị trường xuất hiện tin đồn Bầu Đức bán mảng mía đường cho tập đoàn của ông Đặng Văn Thành. Tuy nhiên, các bên lúc bấy giờ đều khá kín tiếng và không chính thức thừa nhận điều này.
![]() |
Đặng Văn Thành: ông trùm mía đường Việt. |
Đại diện một CTCK tại TP.HCM xác nhận vụ mua bán và cho rằng, việc bán cho ông Đặng Văn Thành là lựa chọn duy nhất trong thời điểm này, vì rất khó để bán cho ai khác ngoài ông trùm ngành mía đường.
Gần đây, hai công ty mía đường của ông Đặng Văn Thành cũng đã công bố kế hoạch sáp nhập.
Kế hoạch sáp nhập Đường Biên Hòa vào Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ được đưa ra lấy kiến đại hội đồng cổ đông sắp tới để trở thành một công ty có quy mô gần nửa tỷ đô. Đây là 2 doanh nghiệp mía đường có quy mô lớn nhất trên sàn chứng khoán, và đều do ông Đặng Văn Thành làm chủ tịch.
Việc sáp nhập BHS và TTC Tây Ninh sẽ là tạo ra công ty có quy mô lớn nhất ngành mía đường Việt Nam. Sau sáp nhập, vốn hóa DN sẽ lên tới 10 ngàn tỷ đồng với doah thu hàng năm khoảng 8 ngàn tỷ.
Lợi ích từ việc thâu tóm các doanh nghiệp mía đường của Bầu Đức là khá rõ. Đường từ nhà máy này nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi 0% theo quy định của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Khi TTCK mua được nhà máy đường của HAGL thì việc nhập khẩu đường thô cho Đường Biên Hòa sẽ không bị Hiệp hội mía đường Việt Nam phản ứng dữ dội như hồi năm 2013. Sự lớn mạnh của TTC sau khi thâu tóm DN của Bầu Đức sẽ giú ngành kinh doanh mía đường của TTC có thêm sức để cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
Theo M.Hà (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




