Kinh tế

Taxi đại chiến: Đấu trường nóng bỏng của những gã khổng lồ

Trong khi các hãng taxi truyền thống thất thủ trước Uber thì các liên minh công nghệ ở nhiều quốc gia và khu vực cũng phả thêm sức nóng vào cuộc đại chiến có quy mô toàn cầu này. 

Trong khi các hãng taxi truyền thống thất thủ trước Uber thì các liên minh công nghệ ở nhiều quốc gia và khu vực cũng phả thêm sức nóng vào cuộc đại chiến có quy mô toàn cầu này. 

Media player poster frame
 

Ở Trung Quốc, Uber chịu “thúc thủ” trước Didi, ứng dụng gọi xe nội địa nước này. Tháng 8-2016, Uber đã bán lại cho Didi trong một thương vụ trị giá đến 37 tỉ USD, nhường lại trận địa sau khi được cho là đã “tổn thất” hàng tỉ USD tại thị trường này.

Dù vậy, Uber vẫn giữ một số vốn kha khá ở Didi.

Ở Nga, sau một thời gian, mới đây, Uber cũng đành chia tay thị trường khi bán lại cho đối thủ là Yandex NV sau khi lỗ khoảng 170 triệu USD và sau chia tay Uber vẫn còn phần quà là 36.6% cổ phần ở công ty mới sáp nhập này.

Chiến trường Đông Nam Á đang hết sức sôi động sau khi Grab được tiếp sức hà hơi từ hai đại gia SoftBank và Didi với 2 tỉ USD để Grab chống lại Uber.

Grab, công ty đang có mặt tại 65 thành phố của 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cho biết hãng đang có đến hơn 1,1 triệu tài xế chạy cho mình, mỗi ngày vận chuyển gần 3 triệu lượt khách.

Softbank trong ngành viễn thông và Internet chính là tập đoàn muốn chống lại Uber ở Trung Quốc khi đầu tư đến 5 tỉ USD vào Didi và giờ cũng muốn làm điều tương tự với Grab.

Softbank, có trụ sở tại Nhật Bản, cũng đổ 250 triệu USD vào ứng dụng Ola ở Ấn Độ.

Tại thị trường Mỹ, trong khi một số hãng xe taxi truyền thống buộc phải nộp đơn phá sản vì Uber, thì đối thủ Lyft, một ứng dụng gọi xe khác, cũng đang phất lên.

Ở New York, Lyft cũng đã có khoảng 1.500 xe, và đang phát triển khá mạnh. Giá trị vốn hóa của Lyft cũng lên tới 7,5 tỉ USD.

Theo Hoàng Phi - Nguyên Hạnh (Tuổi Trẻ)