Ôtô - Xe máy
16/10/2018 08:41Đã phát hiện 56 chiếc Grand i10 mắc lỗi bu-lông tại Việt Nam
Hyundai Thành Công công bố đợt triệu hồi 11.540 mẫu Grand i10, bắt đầu từ ngày 10/10 đến hết ngày 31/12/2021. Nguyên nhân đợt triệu hồi xuất phát từ việc bu lông bắt puly đầu trục khuỷu trên một số xe có thể phát sinh lỗi gãy bu lông.
Puly là bộ phận quan trọng được gắn ở đầu trục khủy, bộ phận này có chức năng dẫn động các thiết bị như máy phát điện, máy nén cho hệ thống lạnh.

Việc gãy bu lông bắt puly đầu trục khuỷu khi xe đang vận hành tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác như dây curoa, các thiết bị lắp trong khoang động cơ bị va đập, máy phát điện và máy nén không hoạt động.
Theo ông Trần Thắng, đại diện Hyundai Thành Công, đến ngày 12/10 hãng đã ghi nhận 56 trường hợp gặp lỗi trên.

Hiện tại Hyundai Thành Công chỉ công bố số lượng mẫu Grand i10 gặp lỗi triệu hồi tại Việt Nam. Hãng đang tiếp tục kiểm tra và rà soát các khu vực khác xem có tình trạng tương tự hay không.
Grand i10 là mẫu xe Hyundai bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam. Xe chính thức được lắp ráp trong nước từ tháng 7/2017. Trong tháng 9/2018, các đại lý Hyundai trên toàn quốc đã phân phối 1.572 xe Grand i10 đến tay khách hàng, nâng tổng doanh số từ đầu năm đến nay là gần 18.000 xe.
Theo Tuấn Khanh (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Từ hôm nay, thành phố có nhiều tên gọi nhất Việt Nam chính thức dừng hoạt động (01/07)
-
Bất ngờ với điểm chuẩn vào lớp 10 ở Đắk Lắk, có trường chỉ... 2,5 điểm (01/07)
-
Nam thanh niên mất tích, nghi qua nước ngoài bán thận (01/07)
-
MU chiêu mộ Ollie Watkins thay 'chân gỗ' Hojlund (01/07)
-
Chuyển 210m2 đất thành đất ở, dân đành bỏ cuộc vì phải nộp hơn 900 triệu đồng (01/07)
-
Các tính năng hữu ích hỗ trợ lái xe mùa mưa (01/07)
-
Đội bóng của HLV Park Hang-seo muốn 'giải cứu' Quế Ngọc Hải, trả giá mấy tỷ mà bị từ chối? (01/07)
-
Cận cảnh trung tâm hành chính hơn 2.500 tỷ đồng: Niềm tự hào của người dân Hải Phòng - Hải Dương (01/07)
-
5 thứ càng theo đuổi lúc nghỉ hưu càng rơi vào bế tắc (01/07)
-
Chính sách pháp luật có hiệu lực tháng 7/2025 (01/07)
Bài đọc nhiều




