Pháp luật
12/12/2024 16:14Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
Hôm nay (12/12), TAND TPHCM có thông báo về việc kháng cáo của các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.
Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, bị cáo Trương Huệ Vân kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Có 27 bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Người liên quan là ông Trương Lập Hưng (em trai bà Lan) kháng cáo xin gỡ bỏ tài khoản bị phong tỏa. Đồng thời, 6 đơn vị và cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án kháng cáo để xin xem xét lại phán quyết liên quan đến phần tài sản của mình.

Trong đó, Công ty TNHH Amaland và Công ty TNHH Đô thị Sing Việt kháng cáo liên quan dự án Khu đô thị và Khu tái định cư Sing Việt tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM (2 công ty này đã có văn bản rút kháng cáo).
Ngân hàng SCB kháng cáo về phần xử lý vật chứng tài sản trong vụ án liên quan đến ngân hàng này. Những người khác kháng cáo liên quan đến việc thu hồi, kê biên, ngăn chặn giao dịch tài sản.
Về phía bị hại là những người mua trái phiếu, 10 người kháng cáo vì không có tên trong danh sách bị hại, 26 bị hại kháng cáo yêu cầu thanh toán tiền lãi và gốc theo đúng hợp đồng mua trái phiếu đã ký.
Trước đó, tháng 10 vừa qua, TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 8 năm tù về tội “Rửa tiền”, 12 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Tổng hình phạt bị cáo phải chấp hành là chung thân.
Bị cáo Trương Huệ Vân bị tuyên 5 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, còn bị cáo Chu Lập Cơ nhận 2 năm tù về tội “Rửa tiền”.
Các bị cáo khác lĩnh án từ 2-23 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, bản án sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Trương Mỹ Lan có trách nhiệm bồi thường trên 30.000 tỷ đồng cho hơn 35.000 bị hại.

Theo bản án sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống với tổng giá trị hơn 30.869 tỷ đồng, không có tài sản đảm bảo. Đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của trên 35.000 nhà đầu tư, không có khả năng thanh toán.
Để che giấu nguồn tiền có được từ việc phát hành trái phiếu và 415.000 tỷ đồng có được từ hành vi “Tham ô tài sản” từ nguồn tiền của Ngân hàng SCB, bà Lan đã chỉ đạo các thuộc cấp phối hợp, lên phương án rút, chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng, sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Từ năm 2012-2022, mỗi khi chuyển tiền đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, bà Lan chỉ đạo thuộc cấp lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp... giữa các công ty con của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với các công ty "ma" ở trong và ngoài nước.
Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB.
Tổng số tiền bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép qua biên giới là hơn 4,5 tỷ USD, tương đương 106.000 tỷ đồng.
Theo Thanh Phương (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
-
Bài học ‘vua chứng khoán’ Trung Quốc mất sạch 4,3 tỷ USD vì lòng thù hận, từ đứa trẻ nghèo thành đại gia rồi cuối cùng thành tử tù (18/07)
-
U23 Đông Nam Á nhiều bất ngờ, có đáng lo cho U23 Việt Nam? (18/07)
-
Việt Nam nêu lý do mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Belarus tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 2/9 (18/07)
-
Phòng gym làm ăn thua lỗ, ông chủ giả vờ tổ chức du lịch rồi lừa bán hơn 30 nhân viên sang Myanmar (18/07)
Bài đọc nhiều




