Pháp luật
20/06/2017 16:46Luật sư không được "im lặng" khi thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Nếu biết rõ người do chính mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không tố giác thì luật sư có thể bị quy trách nhiệm hình sự.
Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 điều luật: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 - Trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi của BLHS năm 2015 (khoản 3 Điều 1 của dự thảo Luật); Sửa đổi, bổ sung Điều 19 - Không tố giác tội phạm của BLHS năm 2015 (khoản 5 Điều 1 của dự thảo Luật) và bổ sung Điều 217a - Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (khoản 51 Điều 1 của dự thảo Luật).
![]() |
Tỷ lệ phiếu tán thành thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015 đạt 88,39% |
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, với tư cách là công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay.
Trong suốt hơn 30 năm (từ năm 1985 đến năm 2015), chính sách của Nhà nước đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác và được điều chỉnh chung trong quy định “Người nào” của Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999.
Khi thông qua Bộ luật Hình sự 2015, Quốc hội đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn chính sách này theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm.
Theo bà Lê Thị Nga, việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa.
Tuy nhiên, quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, vấn đề này tiếp tục có những ý kiến trái chiều. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu một phần ý kiến của đại biểu Quốc hội, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉnh lý điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm.
Cụ thể, khoản 3 điều 19 quy định người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.
Theo Quang Phong (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
-
Hưng Yên: Cháy lớn ở di tích quốc gia chùa Báo Quốc (18/07)
-
Thêm 1 "Anna lừa đảo" gây chấn động: Giả làm hôn thê của người nổi tiếng, lừa 50 nạn nhân với số tiền hàng trăm tỷ đồng, chiêu bài cực tinh vi (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
-
Bắt nữ quái 9X tung chiêu lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng một năm (18/07)
-
Cơ trưởng đã ngắt nhiên liệu động cơ trước khi máy bay hãng Air India gặp nạn (18/07)
Bài đọc nhiều




