Pháp luật
26/02/2016 22:50Trộm chim thế nào mới bị xử tội trộm cắp?
Chuyện 2 người trộm chim của giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam bị truy tố khiến nhiều người thắc mắc không biết giá trị các con chim bị trộm bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Chuyện 2 người trộm chim của giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam bị truy tố khiến nhiều người thắc mắc không biết giá trị các con chim bị trộm bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau khi PV thông tin vụ hai người trộm chim của giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam bị truy tố tội trộm cắp, nhiều bạn đọc cho biết họ từng bị mất trộm chim nhưng không báo công an vì nghĩ con chim không phải là tài sản có giá trị lớn hoặc có người nói có trình báo công an phường nhưng chẳng ai quan tâm.
Trường hợp nào người trộm chim bị xử lý hình sự? Trường hợp nào chỉ cần xử phạt hành chính?
Trao đổi với PV̉, luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cho biết theo quy định của Bộ luật hình sự thì việc trộm cắp tài sản có giá trị 2 triệu đồng trở lên là có căn cứ để xử lý hình sự.
Định giá tài sản mất cắp làm căn cứ xử lý
Theo luật sư Nghiêm, khi xem xét hướng xử lý vụ trộm chim, cơ quan điều tra cần định giá các con chim bị trộm để làm căn cứ đảm bảo việc xử lý khách quan, đúng pháp luật.
Nếu qua điều tra, các đối tượng trộm cắp thừa nhận giá trị các con chim bán được sau khi trộm là hơn 2 triệu đồng, phù hợp với lời khai của người mua chim ăn trộm thì có thể sử dụng giá trị đó làm cơ sở xử lý hình sự.
Nếu lời khai của các nghi can trộm cắp có chênh lệch với lời khai của chủ chim bị mất cắp, người mua chim (người mất nói giá trị chim lớn, kẻ trộm nói bán chim với giá thấp) thì cơ quan điều tra phải cho giám định giá trị tài sản bị thiệt hại.
Yêu cầu đối với việc giám định là giá mua bán chim phải được tham khảo theo giá thị trường.
Tuy nhiên, khác với các tài sản giao dịch phổ biến, có giá thị trường rõ ràng nên việc định giá đơn giản thì với các tài sản đặc biệt rất khó xác định được giá thị trường như cây kiểng, chim, cá, thú nuôi cảnh, đồ cổ… thì việc định giá cũng có khó khăn.
Chính vì thế, kết quả định giá cũng chỉ mang tính tương đối, khó chính xác 100%.
Trong trường hợp đó, nếu chủ tài sản chứng minh được bằng các hóa đơn, chứng từ mua bán, thuế, nhập khẩp… hợp lệ thì giá của tài sản được ghi nhận hợp pháp để làm cơ sở tranh chấp, xử lý hình sự.
Ví dụ: người bị mất trộm cây kiểng, đồ cổ, thú cảnh… nhập từ nước ngoài về mà người chủ tài sản có hồ sơ lai lịch mua bán, hồ sơ nhập khẩu, chứng từ thuế ghi nhận giá trị tài sản thì giá đó sẽ được thừa nhận.
Còn lại những trường hợp không có hồ sơ, chứng từ, không xác định được giá thì cơ quan định giá vẫn phải tham khảo giá từ nhiều nguồn, nhiều người (ví dụ như tham khảo ý kiến của chuyên gia đồ cổ, chuyên gia sinh vật cảnh…) để đảm bảo giá trị định giá gần nhất với trị giá thực tế tài sản.
Chim, thú kiểng có trị tinh thần, khó định giá
Anh N.T.Nhã - một người chơi chim tại TP.HCM cho biết hiện chim chào mào, họa mi, chích chòe… được người chơi khá chuộng tìm nuôi để thi tiếng hót.
Thông thường, người chơi chim thường mua chim rừng mới bẫy được (gọi là chim bổi) hoặc chim non, giá chỉ vài trăm nghìn.
Nhưng sau một thời gian chăm sóc, thuần thục, đem đi thi thố tiếng hót thì mỗi con chim có giá 1-2 triệu đồng hoặc có khi đến vài chục triệu đống với loại chim quý.
Đương nghiên, chỉ những giới chơi chim mới biết giá trị của các con chim. Chăm sóc chim, người nuôi thường dành nhiều tình cảm, công sức thì cũng khó có thể tính hết những công sức, tình cảm này vào trị giá chim.
Cũng theo anh Nhã, giới chơi sinh vật cảnh rất quý với các cây cảnh, con vật nuôi (cá, chim, thú…) mà mình bỏ công chăm chút nhiều thời gian với tất cả tình cảm của mình nên đối với họ, giá trị của những con thú kiểng rất lớn.
“Giá trị của sinh vật cảnh cũng vô chừng. Có loại cá, thú bán được cả tỉ đồng nhưng với những người “ngoại đạo”, không phải người chơi thì những chú chim, cây, thú kiểng cũng chẳng có giá trị bao nhiêu" - anh Nhã cho biết.
Chính vì vậy theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, cơ quan tố tụng cần tổ chức định giá tài sản bị mất cắp đặc biệt (như các con chim kiểng) một cách phù hợp, sát với giá trị thực tế thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo chính xác.
Nếu không đủ cơ sở để xử lý hình sự thì hành vi trộm chim sẽ bị xử phạm hành chính.
Hai lần đột nhập trộm chim nhà giám đốc Sở
Hai thanh niên bị truy tố vì trộm chim của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam là Bùi Quang Minh Tấn (23 tuổi) và Nguyễn Văn Tùng (23 tuổi, cùng trú xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Quảng Nam).
Theo hồ sơ, ngày 14-7-2015, Tùng và Tấn trộm 2 lồng chim chào mào của nhà ông Bảo. Trong đó, một lồng có một con chim chào mào trị giá 3 triệu đồng, lồng chim thứ hai trị giá 2 triệu đồng.
Sau đó Tấn và Tùng đem bán hai lồng chim trên được 2 triệu đồng để lấy tiền tiêu xài.
Lần thứ 2, ngày 17-7-2015 cả hai tiếp tục đột nhập vào nhà giám đốc Sở, định trộm 1 lồng chim chào mào có chim giá 4 triệu đồng thì bị bắt.
Điều 138 Bộ luật hình sự: Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
>> Trộm chim chào mào của giám đốc sở, 2 thanh niên bị truy tố
Theo Ái Nhân (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục

Vụ lật tàu 35 người tử vong, 4 người mất tích: Công an Quảng Ninh nói về khả năng khởi tố vụ án
(20/07)

Ăn nhậu quỵt tiền, 6 thanh niên ở Gia Lai còn đập phá quán
(20/07)

Hành trình triệt xóa băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nhân do "Ý ẻng" cầm đầu
(20/07)

Bị kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông cầm ghế tấn công CSGT
(20/07)

Mâu thuẫn trên Facebook, 2 nhóm thiếu niên ở Đà Nẵng hẹn thanh toán nhau
(20/07)

Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM
(19/07)

Chiêu lừa của du học sinh "dỏm" khiến phụ huynh lo lắng, mất tiền tỉ
(19/07)

Công an truy tìm người phụ nữ xinh đẹp liên quan vụ lừa đảo
(19/07)
Tin mới nhất
-
4 số điện thoại lừa đảo mới nhất, tuyệt đối cảnh giác nếu không muốn "bay" sạch tiền trong tài khoản (20/07)
-
Tang thương bao trùm gia đình 4 người thiệt mạng trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (20/07)
-
Hành khách nhảy xuống biển để thoát thân khỏi con tàu đang bốc cháy ngùn ngụt, tiếng la hét khắp nơi (20/07)
-
“Về với chị đi, nằm dưới lạnh lắm em ơi…” - Đau lòng tiếng gọi người thân dưới chân cầu Bãi Cháy (20/07)
-
Du khách sợ hãi giữa dông lốc trên sông ở Tam Cốc, khu du lịch nói gì? (20/07)
-
Hỗ trợ các nạn nhân vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
"Hoàng tử ngủ trên giường" qua đời ở tuổi 36 sau 20 năm hôn mê (20/07)
-
NÓNG: Cảnh báo sóng thần sau loạt động đất mạnh ở bờ biển Nga (20/07)
-
Cảnh báo nóng: Dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ ở Hà Nội trong ít giờ tới (20/07)
-
Cá sấu xuất hiện dưới kênh ở TPHCM, chính quyền ráo riết truy tìm (20/07)
Bài đọc nhiều

Cập nhật Vụ lật tàu ở Hạ Long: Nghẹn lòng cảnh tượng bi thương tại nhà tang lễ, người thân khuỵu ngã trước nỗi đau quá lớn

Nạn nhân vụ chìm tàu ở Hạ Long: "Mọi người đề nghị chủ tàu cho quay lại thay vì tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, chủ tàu động viên du khách chịu khó vì sắp tới điểm tham quan đầu tiên"

Vụ đắm tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long: Xuyên đêm trục vớt tàu, tìm thấy thêm một số thi thể

Phó chủ tịch Quảng Ninh nêu lý do lực lượng cứu hộ ra hiện trường lật tàu có "độ trễ"

Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Chuyến du lịch hè thành thảm kịch của gia đình 8 người