Sức khỏe
08/10/2019 09:04Đôi gò bồng đảo, những điều chưa biết
Khoái cảm ở đôi gò bồng đảo
Vú là một trong những vùng nhạy cảm của cơ thể, đặc biệt xung quanh đầu nhũ hoa (vùng sẫm màu). Đó là lý do tại sao trong màn dạo đầu người phụ nữ thích được vuốt ve âu yếm… núi đôi. Nhũ hoa có mối liên hệ với thần kinh ở bộ phận sinh dục, vì vậy, nhiều phụ nữ có cảm giác “kết nối” với bộ phận sinh dục khi đạt cực khoái ở vú.
Cực khoái ở đôi gò bồng đảo có nhiều lợi thế, trước hết có thể đạt cảm giác khoái cảm nhiều lần ngay trong cùng một lần quan hệ. Tuy cảm giác có được thường ngắn nhưng có thể lặp đi lặp lại, thêm vào đó, khi đạt cực khoái ở vú sẽ tăng nhạy cảm ở cả bộ phận sinh dục, điều đó làm cho sự âu yếm, thâm nhập vào bên trong càng hiệu quả hơn.
Đau vú - vì sao, khi nào cần đi khám?
Rất nhiều phụ nữ bị đau vú ở một thời điểm nào đó, có thể đau từ nhẹ đến nặng hơn 5 ngày trong 1 tháng. Có trường hợp bị đau vú nặng suốt cả chu kỳ kinh, rất ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống tình dục. Đau vú đơn thuần không kèm triệu chứng gì khác hiếm khi báo hiệu ung thư vú. Tuy nhiên, cũng cần biết nguyên nhân vì sao và khi nào cần đi khám.
Thông thường, phụ nữ dễ bị đau vú theo chu kỳ kinh do có vai trò của sự tăng giảm hormon, cảm giác đau âm ỉ, nặng nề, nhiều nhất vào 1 tuần trước khi ra kinh, sau đó dễ chịu dần. Đau vú theo chu kỳ hay gặp ở phụ nữ độ tuổi 30-40. Đau vú không có chu kỳ thường chỉ đau một bên vú và thường khu trú ở một vùng nhất định. Một số khác bị đau vú có tính chất lan tỏa và lan ra nách, kiểu đau không theo chu kỳ thường dữ dội hơn, thường gặp ở độ tuổi 40-50 hay sau mãn kinh.
Nguyên do có thể do nang vú, chấn thương vú hay các yếu tố khác khu trú tại vú gây ra. Cũng có khi đau vú có nguồn gốc bên ngoài vú như ở thành ngực, cơ, khớp hay tim và lan đến vú. Một số thuốc cũng có thể góp phần gây đau vú như thuốc hormon dùng trong điều trị hiếm muộn và thuốc uống tránh thai. Vú cương đau có thể là do tác dụng của hormon liệu pháp tác động lên hàm lượng estrogen và progesteron, vì thế, một số phụ nữ vẫn bị đau vú cả khi đã mãn kinh.
Khi đau vú kéo dài hoặc đau vú hay tái diễn, bạn nên gặp bác sĩ. Phụ nữ bị đau vú cần ghi lại những ngày đau vú và những triệu chứng khác để phân biệt kiểu đau vú và giúp thầy thuốc có cách chữa hiệu quả.
Theo Thục Quyên (Sức Khỏe & Đời Sống)
Tin cùng chuyên mục







-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
-
Hơn 140 công dân Việt Nam bị tạm giữ tại Campuchia vì liên quan lừa đảo trực tuyến (17/07)
-
Phương Mỹ Chi và “nữ hoàng melody” sẽ diễn siêu hit 280 triệu view của Sơn Tùng tại Chung kết Sing! Asia? (17/07)
-
Thực hư bức ảnh Thủ khoa khối C19 đạt 29,75 điểm nhưng trượt tốt nghiệp vì 0,25 Toán (17/07)
-
Đại tướng Nguyễn Tân Cương "bật mí" những điểm đặc biệt trong lễ diễu binh 2/9 (17/07)
-
Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử (17/07)
-
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc 2 loại kem chống nắng giả (17/07)
-
Nhân viên chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nhổ nước bọt vào burger để phục vụ khách, nguyên nhân gây phẫn nộ (17/07)
-
Nghiên cứu chính xác đến giật mình: Hôn nhân không tan vì ngoại tình mà vì duy nhất 1 lý do (17/07)
-
Người phát ngôn bình luận vụ 2 nữ du khách Hàn Quốc hành hung 2 người Việt Nam (17/07)
Bài đọc nhiều




