Thế giới
17/12/2016 10:02AH-64E điều khiển UAV dễ như chơi games
Cùng với khả năng điều khiển các UAV dễ dàng, Mỹ còn biến AH-64E Apache thành sát thủ toàn năng với tên lửa không đối không Stinger.
Sự kết hợp giữa Apache và các máy bay không người lái cho phép các phi công có thể xác định các mục tiêu di động từ khoảng cách xa hơn bình thường.
"Giờ đây, các đơn vị trực thăng có thể thu hình ảnh từ các máy bay không người lái do thám, dùng hệ thống cảm biến và xác định mục tiêu từ cách đó 80 đến 100km", người phụ trách chương trình Apache, Đại tá Jeff Hager cho biết.
![]() |
Trực thăng tấn công Apache. |
"Các phi công hiểu rõ tình hình chiến trường và không còn tham chiến trong sự hoang mang nữa", vị đại diện này cho biết thêm. Trước khi quyết định nâng cấp hệ thống MUM-T, Mỹ còn biến trực thăng Apache thành sát thủ đối không với tên lửa Stinger.
Nguồn tin từ Lục quân Mỹ cho biết, cùng với tên lửa chống đối đất Hellfire, vũ khí chủ lực tiếp theo của trực thăng Apache sẽ là tên lửa đối không Stinger.
Tuy nhiên, để mang được tên lửa đối không này, nhà sản xuất Raytheon và công ty chế tạo máy bay Boeing đã đạt được thỏa thuận tích hợp tên lửa Stinger lên các mấu cứng treo vũ khí trên Apache bắt đầu từ năm 2018.
Nguyên bản Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi). Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.
Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.
Trước sự nguy hiểm của tên lửa Stinger, phi công Nga đã phải học cách đối phó với tên lửa này. Theo đó, trước khi lệnh ngừng bắn tại Syria được ký kết, Nga đã tiến hành cuộc thao diễn mang tên Aviadarts tại sân bay Baltimor ở tỉnh Voronezh.
Trong cuộc thao diễn này, các phi công thuộc lực lượng Không quân vũ trụ Nga sử dụng các máy bay Su-25 và trực thăng Mi-28H thực hiện tất cả các khoa mục bay lý thuyết và thực hành, đáp ứng các tiêu chuẩn về hướng dẫn bay đối với phi công, khắc chế hệ thống phòng không và thực hành tấn công mục tiêu mặt đất.
Trong số các nội dung trên, đáng chú ý có nội dung khắc chế hệ thống phòng không đối phương. Với nội dung này, các phi công Nga đã phải học cách vượt qua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ.
Sự nguy hiểm của Stinger đã quá rõ ràng, tuy nhiên phải đến năm 2018, vũ khí này mới có thế trở thành tên lửa không đối không chính thức trên trực thăng tấn công số 1 của Mỹ.
Căn cứ vào thời điểm triển khai tên lửa này trên Apache cho thấy, Mỹ đã khá chậm so với Nga khi trang bị tên lửa đối không cho trực thăng. Hiện nay, trực thăng tấn công Ka-52 của Nga đã được trang bị tên lửa định vị không đối không Igla-V với số lượng 4 quả/1 trực thăng.
Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Nghe lời chủ quán, nhiều người ở Hà Nội sững sờ vì bị xử phạt (19/07)
-
Những khoái cảm của NGOẠI TÌNH: Khía cạnh rạo rực, thổn thức và hấp dẫn của việc “lạc đường” (19/07)
-
Dự báo thời tiết 19/7/2025: Miền Bắc nắng gắt, chiều tối bắt đầu mưa to cục bộ (19/07)
-
Viral nhất Rồng Xanh 2025: Trend Việt Nam bất ngờ lên sóng, lý do là vì Park Bo Gum mới ngỡ ngàng (19/07)
-
U23 Việt Nam đấu U23 Lào: Vì đâu HLV Kim Sang Sik ưu tư? (19/07)
-
Lời khai lạnh lùng của kẻ bắn lén gây tử vong một người đang trong nhà (19/07)
-
V (BTS) hớ hênh lộ "phần nhạy cảm" trên sóng livestream (19/07)
-
Ông Trump kiện tỷ phú truyền thông Mỹ Rupert Murdoch (19/07)
-
Siêu kế hoạch xuất hiện, Đông Nam Á sẽ là địa điểm tổ chức VCK World Cup? (19/07)
-
Ninh Dương Lan Ngọc làm được gì sau 2 tháng du học Úc chóng vánh kì lạ? (19/07)
Bài đọc nhiều



