Thế giới
06/01/2016 10:00Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Israel
Dù Israel không phủ nhận hay khẳng định mình sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng các chuyên gia khẳng định Tel-Aviv đang có trong tay loại vũ khí hủy diệt này.
Theo nguyệt san "Tuyệt mật" của Nga hồi tháng 6/2015, bất chấp sự phản đối trong nước, năm 1960, lò phản ứng hạt nhân ở Sorek của Israel bắt đầu hoạt động.
Đên trước cuộc chiến tranh Sáu ngày (năm 1967), Israel đã có vài quả bom nguyên tử, còn vào đầu những năm 1970, Israel chế tạo khoảng 10 quả bom nguyên tử mỗi năm, mỗi quả có sức công phá từ 130 đến 260 kiloton (gấp 10 lần quả bom Mỹ ném xuống Hirosima).
Theo một số nguồn khác, từ mùa xuân năm 1967 Israel đã lên kế hoạch cho nổ hạt nhân dưới lòng đất để dằn mặt và hạ nhiệt các đầu nóng trong giới lãnh đạo các nước A rập. Tuy nhiên, ý tưởng trên đã không cần phải thực hiện mà Israel vẫn đánh bại Liên quân A rập, sát nhập lãnh thổ Sinai, dải Gaza, cao nguyên Goland, Judea, Samaria vào lãnh thổ của mình.
Thế giới chính thức biết về khả năng Israel đã có vũ khí hạt nhân vào năm 1985, khi một cựu nhân viên của Lò phản ứng hạt nhân cạnh Dimon tên là Mordehai Vanunu, do tức giận vì bị sa thải đã chụp ảnh lò phản ứng này và kể cho phóng viên Columbia Oscar Gerrero về việc cái “nhà máy dệt” kia đang sản xuất những gì.
Tham vọng vũ khí hạt nhân của Israel.
Tuy nhiên, theo một số nguồn khác thì người Mỹ biết về điều này sớm hơn nhiều. Năm 1963, chính phủ mới Israel được thành lập và thủ tướng mới là Levy Eshkol rất không tán thành các tham vọng hạt nhân của S.Peres (cựu Tổng thống Israel).
Thêm nữa, đích thân Tổng thống Mỹ lúc đó là J.Kennedy cũng đã biết về chương trình này và bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” với Chính phủ mới của Israel.
Nhưng ông S.Peres không dễ dàng từ bỏ các kế hoạch của mình- ông biết mình phải làm gì. Ông tiếp tục công việc chế tạo vũ khí hạt nhân sau lưng Levy Eshkol (Thủ Tướng Israel thời đó) và các bộ trưởng khác của ông ta.
Chỉ đến khi không thể giữ bí mật được nữa, S.Peres mới đàm phán với Mỹ và đạt được một thỏa thuận là Nhà trắng sẽ làm ngơ trước việc Israel sở hữu vũ khí hạt nhân, không ép Israel phải tham gia các công ước quốc tế- không những thế mà sẽ phủ quyết những nghị quyết nào đòi Israel phải tham gia các công ước như vậy.
Nhưng để đổi lại, Israel phải cam kết chắc chắn là nước này sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước, ngay cả trong trường hợp bị tấn công, và sẽ không dùng bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào do Mỹ sản xuất để sử dụng vũ khí hạt nhân (tức không sử dụng phương tiện mang của Mỹ).
Và đến nay, vẫn chưa có bất cứ thông tin rõ ràng nào về kho vũ khí hạt nhân của Israel. Năm 2008, cựu Tổng thống Jimmy Carter ước tính Israel có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân. Đến năm 2014, ông Carter đưa ra con số 300 dựa trên tính toán về sự thay đổi kho vũ khí nước này trong giai đoạn 2008 - 2014.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói với các phóng viên bên lề Hội nghị P5+1 tại Liên Hợp Quốc rằng, Israel sở hữu tới 400 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, tạp chí của các nhà khoa học nguyên tử cho rằng, con số mà ông Zarif đưa ra là quá lớn và không thực tế. Họ lập luận rằng, Israel chế tạo vũ khí để răn đe chứ không phải để sử dụng. Ngoài ra, Tập đoàn Rand (công ty cố vấn cho Lầu Năm Góc) ước tính, Israel có từ 65 - 85 đầu đạn hạt nhân.
Trên thực tế, các nước trên thế giới không có đầu mối cụ thể nào về kho vũ khí hạt nhân của Tel Aviv. Điều đó tạo ra những đồn đoán có lợi cho họ trong việc tạo thế trận răn đe trước đối phương.
Trung tâm nghiên cứu hạt nhân ở Sorek.
Vì sao Israel muốn có vũ khí hạt nhân?
Israel chính thức thành lập vào năm 1948, bao quanh họ là các quốc gia Arab thù địch. Khối Arab tấn công Israel nhiều lần cho đến giữa những năm 1970.
David Ben-Gurion, thủ tướng đầu tiên của Israel lo ngại rằng nước này sẽ không đủ khả năng để chạy đua vũ khí thông thường với khối Arab.
Ông đã soạn thảo một kế hoạch về việc Israel cần thiết phải tiến hành nghiên cứu và xây dựng kho vũ khí hạt nhân để bảo vệ nhà nước Do Thái. Trong bài phát biểu trước khi từ chức, ông tin rằng chương trình hạt nhân sẽ là công cụ đảm bảo an toàn tuyệt đối và sự sống còn của Israel.
Israel là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không chịu thừa nhận. Điều đó làm cho việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) trở nên khó khăn.
Tuy nhiên hiện tại ở Trung Đông, hàng chục nghìn người chết mỗi năm cùng hàng triệu người rời bỏ nhà cửa mà không liên quan gì đến kho vũ khí hạt nhân của Israel.
Theo Thùy Dung (Đất Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Sức khỏe các nạn nhân vụ đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
U23 Việt Nam thắng nhẹ U23 Lào: Giấu bài hay thiếu nhiệt (20/07)
-
Tàu du lịch bị đắm trên vịnh Hạ Long do gặp phải siêu dông vùng nhiệt đới (20/07)
-
Bão số 3 Wipha vào Quảng Ninh - Thanh Hóa tối 21/7, gió giật đến cấp 14 (20/07)
-
Tiếng gọi sinh tử trong con tàu đắm và phút nghẹt thở chàng trai giải cứu 4 người (20/07)
-
Nhân chứng kể lại giây phút lật tàu du lịch chở 51 người trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Đêm tang thương ở Quảng Ninh: Người thân quặn lòng nhìn từng thi thể được đưa về bờ (20/07)
-
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Chuyến du lịch hè thành thảm kịch của gia đình 8 người (20/07)
-
Thợ lặn kể 3 giờ lục tìm khoang hành khách, vớt nhiều thi thể vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Vụ lật tàu ở Hạ Long: Lời kể của người vợ đang tìm chồng và 2 con mất tích (20/07)
Bài đọc nhiều




