Thế giới

Bước ngoặt Việt Nam chế tạo sơn tàng hình hấp thụ radar

Thành tựu lớn nhất của KHQS Việt Nam thời gian qua là việc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar.

Thành tựu lớn nhất của KHQS Việt Nam thời gian qua là việc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar.
Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar có ký hiệu PD/RAP-MEH sử dụng để sơn phủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kĩ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (từ 8 đến 12GHz). Trong ảnh: Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng.
 
Sơn PD/RAP-MEH được chế tạo từ loại vật liệu tổn hao tổ hợp điện từ tổng hợp trên cơ sở composit của polypyrol và bari ferit. Sơn có màu đen. Tropng ảnh: Tàu tên lửa HQ-375.
 
Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sơn PD/RAP-MEH gồm: Độ nhớt quy ước: 65; thời gian khô bề mặt: 2 giờ, thời gian khô cấp 1: 8 giờ; hàm lượng chất rắn 73,2%; độ cứng: 0,23; độ bền uốn: 2mm. Trong ảnh: Chiến hạm Lý Thái Tổ.
 
Khả năng hấp thụ sóng ra-đa trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ... Trong ảnh: Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng.
 
Nguyên liệu để sản xuất sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có thể chủ động trong nước, trong khi công nghệ chế tạo không quá phức tạp. Trong ảnh: Hai chiến hạm HQ-011 và HQ-012 thăm Indonesia.
 
Qua thực tế cho thấy, sơn có thể ứng dụng tốt trong một số lĩnh vực với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập ngoại, nên việc sản xuất thành công có ý nghĩa rất quan trọng, cần tiếp tục mở rộng. Trong ảnh: Hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ thăm Indonesia.
 
Được biết, làm chủ được công nghệ sơn tàng hình trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và Nga (thông tin được truyền thông Đài Loan đăng tải khi nói về việc Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình nội địa). Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Việt Nam.
 
Sơn hấp thụ sóng radar là loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của radar đối phương. Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Việt Nam.
 
Quân đội nhiều nước rất chú trọng nghiên cứu sản xuất các loại sơn hấp thụ sóng radar mới thông qua thay đổi hệ chất kết dính; các chất độn dẫn điện, từ cũng như các tham số cấu trúc của màng... Trong ảnh: Tàu tên lửa HQ-376.
 
Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho VKTBKT. Trong ảnh: Chiến hạm Việt Nam bắn thử tên lửa chống hạm. (TH)
 
Theo Đất Việt