Thế giới
08/12/2024 09:34Điểm nóng xung đột ngày 8-12: Nga 'ngửa bài' với tên lửa siêu thanh Zircon
"Sự kiện này đánh dấu thời điểm quan trọng trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm và làm nổi bật khả năng của Nga trong cuộc đua này" – trang Army Recognition bình luận.
Tên lửa 3M22 Zircon lần đầu được Tổng thống Vladimir Putin giới thiệu vào năm 2018 như một phần của "bộ sưu tập" các vũ khí tiên tiến của Nga.
Tiếp đến, 3M22 Zircon đạt được một số cột mốc quan trọng với các vụ phóng thử thành công từ cả tàu nổi và tàu ngầm Severodvinsk vào năm 2021.
Kể từ đó tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon được xem như vũ khí hiện đại vượt bậc nhất "có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh hiện đại".

Moscow lần đầu triển khai tên lửa 3M22 Zircon vào chiến đấu hồi tháng 1-2023, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình triển khai công nghệ siêu thanh của Nga.
Tổng thống Putin vào tháng 3 năm nay đã xác nhận việc sử dụng tên lửa 3M22 Zircon trong thực chiến ở Ukraine, nhấn mạnh tiềm năng của nó như một "yếu tố thay đổi cuộc chơi" trong các chiến lược quân sự toàn cầu.
NATO gọi 3M22 Zircon với tên SS-N-33, là tên lửa chống hạm cơ động hoạt động ở tốc độ siêu thanh lên tới Mach 9, tức khoảng 11.000 km/h, cho phép 3M22 Zircon lao tới mục ở tiêu xa chỉ trong vài phút và khiến đối phương gần như không có thời gian để phản ứng.
3M22 Zircon có tầm hoạt động lên tới 1.000 km, tùy thuộc vào quỹ đạo bay của nó. Khi bay ở độ cao thấp nó bao phủ khoảng 500 km và phạm vi này sẽ được mở rộng đáng kể với quỹ đạo bán đạn đạo.
Hệ thống đẩy 2 tầng kết hợp với bộ tăng tốc nhiên liệu rắn giúp 3M22 Zircon tăng tốc ban đầu và động cơ phản lực tĩnh siêu âm giúp nó duy trì đường bay siêu thanh.
Sự linh hoạt là một trong những tính năng khiến đối phương e ngại nhất về tên lửa 3M22 Zircon. Nó còn có "khả năng kép" khi mang được cả đầu đạn thông thường lẫn đầu hạt nhân.
Mỹ và NATO cũng thừa nhận Zircon đại diện cho một thế hệ công nghệ tên lửa mới có thể thay đổi cán cân sức mạnh, đặc biệt là trong các hoạt động hải quân.
Thêm vào đó, tên lửa này có thể được phóng từ nhiều khí tài khác nhau, bao gồm tàu nổi, tàu ngầm và bệ phóng ven biển trên đất liền, nhờ đó phù hợp với các kịch bản chiến đấu khác nhau, đồng thời làm tăng mối đe dọa đối với tàu sân bay và tàu khu trục đối thủ.
Tốc độ cao, sự linh hoạt không thể đoán trước, khả năng né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại giúp tên lửa siêu vượt âm Zircon đặt ra thách thức đáng kể: Chưa có công nghệ nào được biết đến có thể chống lại các mối đe dọa siêu thanh một cách nhất quán, nghĩa là Zircon không thể bị đánh chặn theo thời gian thực, chủ yếu là khi nó được phóng từ khoảng cách xa – trang Army Recognition nhận định.
Theo Hải Hưng (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Cán bộ đi đò đến trụ sở ở Hà Nội (01/07)
-
Thiên An lộ diện, có động thái gây chú ý giữa lúc bị phía Jack gọi tên (01/07)
-
Thủ tục hành chính thông suốt tại 126 xã, phường mới của Hà Nội (01/07)
-
Cảnh khó tin trên tuyến đường vừa dựng rào phân làn ở Hà Nội (01/07)
-
Hải Tú bị chỉ trích vì khoe khoang đi du lịch với Sơn Tùng? (01/07)
-
Gia đình Thủ tướng Thái Lan bước vào trận chiến pháp lý (01/07)
-
Sau bê bối của Thuỳ Tiên, 'khai tử' Hoa hậu Hoà bình Việt Nam? (01/07)
-
Nếu bạn KHÔNG làm 5 điều này, xin chúc mừng: Bạn là người có EQ cao! (01/07)
-
Vợ nói dối mắc bệnh khó nói để trốn 'gần gũi', tôi lo lắng thuốc thang cho cô ấy rồi phát hiện bí mật còn khủng khiếp hơn (01/07)
-
Messi tạo cú sốc chuyển nhượng ở tuổi 38 (01/07)
Bài đọc nhiều




