Thế giới

Giới khoa học Trung Quốc có thể đã tìm ra bí mật 'ma cà rồng'

Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện kỹ thuật "ma cà rồng", lấy máu của chuột trẻ để tiêm vào chuột già giúp chúng sống lâu hơn.

Giới khoa học Trung Quốc có thể đã tìm ra bí mật 'ma cà rồng'
Ảnh minh họa

Một nghiên cứ mới, đứng đầu bởi nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, phát hiện việc tiếp xúc với máu già có thể làm tăng quá trình lão hóa các bộ phận và tế bào ở chuột trẻ, trong khi tiêm máu trẻ vào chuột già có thể "trẻ hóa" các tế bào thân và tế bào xô-ma.

Ngoài ra, học xác định thêm rằng tế bào gốc tạo máu và tế bào kế cận (HSPC) là những tế bào nhạy cảm nhất với máu trẻ.

"Hầu hết các nghiên cứu liên quan trước đây mới chỉ thể hiện hiện tượng trẻ hóa mà không tiết lộ đầy đủ các cơ chế thiết yếu," Ma Shuai, người đứng đầu nghiên cứu, phát biểu trên tờ Nhật báo Khoa học và Công nghệ.

Nghiên cứu lần này được thực hiện để tìm kiếm bằng chứng khoa học và trả lời câu hỏi máu trẻ có thể khởi động phản ứng như thế nào trong các tế bào già, Ma cho biết thêm.

Nghiên cứu đã được bình xét và đăng tải trên tuần san Cell Stem Cell trong tuần trước.

Giới khoa học đã chú ý tới đặc tính đảo ngược lão hóa của máu trẻ kể từ cuối thập niên 1950, khi nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này được xuất bản. Từ đầu thập niên 2000, vấn đề này càng được chú ý hơn.

Năm 2005, các nhà khoa học ở Đại học Stanford đã phát hiện dấu hiệu trẻ hóa trong cơ và gan của chuột già, sau khi tiêm máu trẻ cho chúng trong một tháng.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập và so sánh 164.000 tế bào đơn trong bảy cơ quan trong vòng năm năm để xác định các cơ chế tạo điều kiện cho parabiosis tham gia vào quá trình lão hóa và trẻ hóa.

Các tác giả cho rằng hiện tượng trẻ hóa ở chuột già gây ra bởi sự kích hoạt các tế bào HSPC già, thay vì sự phân phối lại tế bào HSPC trẻ vào tủy xương.

Hà An (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/gioi-khoa-hoc-trung-quoc-co-the-da-tim-ra-bi-mat-ma-ca-rong-tintuc825828