Thế giới
18/04/2018 14:43Hệ thống S-200 Syria bắn hụt tất cả mục tiêu
Thông tin này được Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, liên quân do Mỹ cầm đầu đã phóng tổng cộng 103 tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu ở Syria.
Trong khi đó, lực lượng phòng không Syria đã huy động một loạt hệ thống phòng không như Pantsir-S1, Buk-M2, Kub, Strela-10, Osa, S-125 và S-200. Quân đội Syria trong hơn 1 giờ tác chiến đã phóng 112 tên lửa đất đối không (SAM), tạo thành một lưới lửa phòng không dày đặc.

Số liệu đánh chặn thành công được Nga công bố cụ thể: Syria phóng 25 tên lửa Pantsir-S1, 23 quả trúng mục tiêu; phóng 29 tên lửa Buk-M2, bắn hạ 24 mục tiêu; 21 tên lửa Kub, 11 quả trúng mục tiêu; Syria bắn 5 quả tên lửa Strela, 3 quả trúng đích; 11 tên lửa Osa, 5 quả trúng mục tiêu; 13 tên lửa S-125, 5 quả trúng mục tiêu.
Và đặc biệt, phòng không Syria đã phóng tới 8 quả tên lửa S-200, tuy nhiên đã không có bất cứ quả nào đánh trúng tên lửa tấn công của Mỹ cùng đồng minh.
Số liệu này cũng đồng nghĩa với thực tế rằng, S-200 đã không còn thích hợp trong chiến tranh hiện đại dù chúng có tầm bắn hơn cả S-300.
Không chỉ Nga thừa nhận khả năng yếu kém của S-200, tạp chí quân sự hàng đầu của Mỹ là Defense News cũng chỉ ra những yếu kém của hệ thống phòng thủ tầm cao này.
Tạp chí Mỹ cho rằng, điểm yếu của hệ thống S-200 chính là sử dụng bệ phóng cố định và radar cồng kềnh, không có khả năng cơ động trong điều kiện chiến tranh. Tuy một số nước như Iran từng hiện đại hóa S-200 để giảm thời gian triển khai và thu hồi, khả năng cơ động kém vẫn là điểm yếu chết người của tổ hợp này.
Trong trường hợp nổ ra xung đột quy mô lớn, các trận địa S-200 dễ bị vô hiệu hóa bằng vũ khí như tên lửa hành trình trước khi kịp đe dọa máy bay đối phương. Điều này khiến lá chắn S-200 chỉ có tác dụng chính là răn đe trong thời bình.
Ngoài ra, theo phân tích của chuyên gia Mỹ, dù là hệ thống phòng thủ tầm cao chỉ đứng sau S-400 và xa hơn hẳn hệ thống S-300 hiện tại nhưng hệ thống S-200 lại không có khả năng bám và bắt chết mục tiêu tầm thấp.
Vì vậy, đối phó với tên lửa bay thấp như Tomahawk của Mỹ là điều không thể. Và đây có thể là lý do khiến hệ thống này dù đã phóng tới 8 quả đạn nhưng vẫn không đánh trúng bất cứ tên lửa tấn công nào của Mỹ.
Theo Đan Nguyên (Đất Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




