Thế giới

Nơi nhiều sét nhất có phải là ngoài trời mưa giông và đâu được coi là địa điểm nguy hiểm nhất hành tinh

Nơi đang giữ kỷ lục Guinness cho số lần sét đánh tối đa trong một phút là cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo, thuộc bang Zulia, Tây Bắc Venezuela.

Trong nhiều thế kỷ nay, khu vực cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo, thuộc bang Zulia, Tây Bắc Venezuela đang giữ kỷ lục Guinness cho số lần sét đánh tối đa trong một phút. Tại đây, mỗi năm có khoảng 160 đêm bị sét đánh và 10 giờ một ngày.

Nơi nhiều sét nhất có phải là ngoài trời mưa giông và đâu được coi là địa điểm nguy hiểm nhất hành tinh

Mỗi giờ sét đánh 280 lần, mỗi phút khoảng 40 lần, tương ứng với 1,2 triệu lần sét đánh trong năm. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này có tên là sét Catatumbo.

"Sông lửa trên bầu trời", "dòng sông hứng lửa từ trời" hay "Relámpago del Catatumbo" hoặc "Rib a-ba" là những biệt danh mà người dân địa phương dùng để miêu tả về hồ Maracaibo.

Chính vì chỉ đánh ở một địa điểm duy nhất, nên những tia sét ở hồ Maracaibo còn được xem là ngọn hải đăng tự nhiên trong suốt 1500 năm qua. Sét Catatumbo bắt nguồn từ các đám mây giông lớn. Tất cả cơn giông đều hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động. Sự thiếu ổn định của không khí và độ ẩm là yếu tố then chốt, và sét Catatumbo được tăng cường nhờ địa hình độc đáo.

Nơi nhiều sét nhất có phải là ngoài trời mưa giông và đâu được coi là địa điểm nguy hiểm nhất hành tinh - 1

Hồ Maracaibo và vùng đồng bằng xung quanh bị chắn ba phía bởi các rặng núi lớn, bao gồm Andes, Perijá và Cordillera de Mérida, để lại một hành lang hẹp hướng về phía bắc vịnh Venezuela. Biển Caribe chảy vào cung cấp nguồn nước ấm vô tận, trong khi khí hậu nhiệt đới nóng bức khiến nước bốc hơi mạnh, tạo ra không khí nóng ẩm.

Người bản địa xem những tia sét Catatumbo là niềm tự hào của mình, là lá bùa hộ mệnh thiêng liêng. Bên cạnh đó, họ còn tận dụng ánh sáng tự nhiên này để xác định phương hướng khi đi thuyền trong đêm tối. Hơn thế nữa, mật độ sét dày đặc còn góp phần tái tạo tầng ozon của trái đất, bảo vệ môi trường. Phóng điện do sét cũng là nguồn phân đạm trời cho làm mùa màng tươi tốt.

Thời điểm hồ Maracaibo bị "trời phạt" nhiều nhất trong năm là vào tháng 10. Đó là lúc hàng loạt các cơn bão mang theo mưa lớn cùng sấm chớp đổ xuống. Có những lúc nơi này chịu tới 28 cú sét trong một phút - đủ nguồn năng lượng thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.

Suốt nhiều thế hệ, người dân trong làng bị choáng ngợp bởi sự "cuồng nộ" của tự nhiên với những cơn bão sét hoành hành. Chính vì thế, các chuyên gia cũng cố gắng tìm kiếm lời giải đáp cho hiện tượng đặc biệt này suốt hàng thế kỷ. Trong nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng những mỏ uranium ở khu vực hồ là nguyên nhân hút sét, khiến nơi này chịu mật độ sét đánh dày đặc như vậy.

Nơi nhiều sét nhất có phải là ngoài trời mưa giông và đâu được coi là địa điểm nguy hiểm nhất hành tinh - 2

Tuy nhiên, hiện tại, nhiều người nghiêng về giả thuyết sự kết hợp của địa hình và gió của hồ Maracaibo mới là nguyên nhân chính. Theo giải thích của Tiến Sĩ Daniel Cecil, thuộc Trung tâm Thời tiết và Thủy văn toàn cầu (Mỹ), địa hình đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy luồng gió nóng hay lạnh, qua đó hình thành nên những cơn bão.

Sự thiếu ổn định của không khí và độ ẩm là yếu tố then chốt và sét Catatumbo được tăng cường nhờ địa hình độc đáo. Hồ Maracaibo và vùng đồng bằng xung quanh bị chắn ba phía bởi các rặng núi lớn, bao gồm Andes, Perijá và Cordillera de Mérida, để lại một hành lang hẹp hướng về phía bắc vịnh Venezuela, tạo nên các luồng gió lạnh mạnh thường xuyên thổi xuống hồ.

Một yếu tố đáng ngạc nhiên của những tia sét nhất quán này là chúng không có sấm đi kèm. Một số người tin rằng sét Catatumbo không gây ra sấm và đây thực sự là một bí ẩn. Lý do đằng sau sự vắng mặt của âm thanh là do một thực tế những cơn bão sét xảy ra cách các nhân chứng từ 50-100 km. Khoa học nói rằng bạn sẽ gần như không thể nghe được tiếng sấm nếu bạn ở cách xa những tia chớp từ 25 km trở nên. Vì vậy, điều này được dùng để lý giải cho bí ẩn nói trên.

Vùng đất nguy hiểm nhất không phải ở Catatumbo

Tưởng như ở Catatumbo, nơi liên tục có những tia sét mang những dòng điện mạnh là vùng đất nguy hiểm nhất trên thế giới, nhưng theo các nhà khoa học Mỹ cho biết vùng chết khổng lồ, rộng khoảng 10.000 km2, ở đáy Vịnh Mexico, nơi vi khuẩn tiêu thụ ôxy phân hủy tảo, dẫn đến việc không sinh vật nào có thể tồn tại nổi mới được coi là vùng đất chết, nơi nguy hiểm nhất hành tinh.

Nơi nhiều sét nhất có phải là ngoài trời mưa giông và đâu được coi là địa điểm nguy hiểm nhất hành tinh - 3
Phát hiện ra "vùng chết" khổng lồ ở đáy Vịnh Mexico.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Hải dương Quốc gia Mỹ (NOAA), vùng chết là những khu vực dưới nước có lượng ôxy thấp đến mức không sinh vật biển nào có thể tồn tại.

Chúng được hình thành một cách tự nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu lo ngại rằng ngày càng có nhiều sa mạc sinh học này đang phát triển do các hoạt động của con người.

Theo các nhà nghiên cứu, dòng chảy từ sản xuất nông nghiệp từ các trang trại và gia súc chảy vào đại dương và biển, nơi nó kích thích sự phát triển của tảo, từ đó chúng sẽ chết và phân hủy. Trong quá trình này, vi khuẩn tiêu thụ ôxy sẽ phân hủy tảo và sau đó dẫn đến việc tạo ra các vùng chết.

Các nhà nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch kiểm tra vùng chết để tìm cách "giảm kích thước" của nó và giảm thiểu tác động đến tài nguyên ven biển và nền kinh tế liên quan.

"Vùng chết" nằm ngoài khơi bờ biển của Texas và Louisiana. Khu vực này có rất ít oxy và các chuyên gia cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang góp phần vào sự gia tăng diện tích của vùng đất nguy hiểm nhất hành tinh.

QT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/noi-nhieu-set-nhat-co-phai-la-ngoai-troi-mua-giong-va-dau-la-dia-diem-nguy-hiem-nhat-hanh-tinh-d173315.html