Thế giới
16/06/2021 09:37Sốc: Ấn Độ phát hiện 100.000 trường hợp xét nghiệm Covid-19 giả mạo, có thể là nguyên nhân bùng phát siêu lây nhiễm như sóng thần
Lễ hội kể trên là Kumbh Mela, diễn ra trong suốt tháng 04 vừa qua, và được coi là một trong những nguyên nhân khiến Ấn Độ trải qua làn sóng dịch bệnh Covid-19 tàn khốc.
Nhiều người hành hương tham dự lễ hội khi trở về quê nhà đã xét nghiệm dương tính với Covid-19, theo New York Times.
Lễ hội Kumbh Mela thu hút hàng triệu tín đồ tới thị trấn Haridwar, bang Uttarakhand, nằm bên bờ sông Hằng.
"Chúng tôi đã thành lập ủy ban bốn người sẽ nộp báo cáo trong hai tuần," bác sĩ Arjun Singh Sengar, một quan chức ở Hadridwar chịu trách nhiệm xét nghiệm cho tín đồ tham dự lễ hội Kumbh Mela trả lời phỏng vấn.
"Điều tra ban đầu cho thấy có sai sót và kết quả giả mạo," ông này thông tin thêm.
Sengar cho biết trong 251.000 mẫu xét nghiệm trên địa bàn quận nơi ông công tác, chỉ có 2.273 mẫu cho kết quả dương tính.
Giới chuyên gia y tế đặt câu hỏi về những con số kể trên, cho rằng chính quyền bang đã không báo cáo đầy đủ số ca dương tính. Điều này khiến người dân cho rằng tham dự lễ hội rất an toàn, bất chấp bằng chứng cho thấy đám đông phần lớn không đeo khẩu trang là môi trường lý tưởng để virus lây lan.
Theo báo cáo của chính quyền địa phương về phòng thí nghiệm đã tiến hành xét nghiệm kháng thể nhanh tại lễ hội, ít nhất 100.000 trên tổng số khoảng 400.000 xét nghiệm cho kết quả giả.
Bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia y tế và bác sĩ, chính quyền địa phương vẫn cho quảng cáo rầm rộ về lễ hội trên các tờ báo, chào mời người hành hương trên khắp cả nước.
Trước khi lễ hội diễn ra, Tirath Singh Rawat, một quan chức cấp cao của bang Uttarakhand đã xuất hiện trong đám đông người hành hương mà không đeo khẩu trang. Ông này sau đó xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Giới chức bang Uttarakhand bắt đầu điều tra kết quả xét nghiệm sau khi một người đàn ông ở bang Punjab lân cận nhận kết quả âm tính từ cơ quan y tế Uttarakhand, dù ông này chưa từng tới đó. Người này sau đó gửi đơn khiếu nại lên Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ.
Các quan chức sau đó đã thông báo về vụ việc cho chính quyền địa phương, dẫn tới một cuộc điều tra. Chính quyền địa phương đã dừng trả tiền cho hàng chục phòng thí nghiệm, cơ quan tư nhân tham gia xét nghiệm.
Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
Bài đọc nhiều




