Thế giới
25/01/2015 09:29Tại sao Obama thăm Ấn Độ đúng ngày Cộng hòa?
Khía cạnh quan trọng nhất của hội nghị sắp tới giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi là nhà lãnh đạo Mỹ giữ vai trò vị khách chính đúng dịp Ấn Độ kỷ niệm ngày Cộng hòa 26/1.
![]() |
Lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Mỹ làm khách mời của Ấn Độ vào ngày Cộng hòa. (Ảnh: EPA) |
Dù trọng tâm chủ yếu dồn vào những gì được cho là các thỏa thuận và hợp đồng quan trọng, nhiều ý kiến cho rằng, tính biểu tượng còn lớn hơn nhiều so với bản chất chuyến thăm.
Hai ông Obama và Modi đã có một hội nghị thành công tháng 9 năm ngoái, và lời mời hiện nay được đưa ra dường như là do sự thôi thúc của tình thế, bởi ông Modi khi hai người gặp nhau bên lề Hội nghị Đông Á ở Myanmar hồi tháng 11.
Các lĩnh vực mà đối thoại song phương sẽ tập trung là quốc phòng, năng lượng và chống khủng bố. Và mức độ bàn bạc ở mỗi chủ đề cho thấy hai nước thân thiết thế nào.
Về quốc phòng, mũi nhọn của mối quan hệ Mỹ - Ấn không chỉ là chuyện mua và bán vũ khí mà còn là nỗ lực của cả hai muốn phát triển và sản xuất một thế hệ vũ khí mới. Ý tưởng này đã được hai nước đưa ra vài năm gần đây, nhưng vấp phải nhiều phản đối ở cả Washington và Delhi. Ít nhất một hợp đồng dạng này được kỳ vọng sẽ được ký kết vào cuối tháng.
Về năng lượng, hai chính phủ đang tính đến việc cải thiện nguồn cung nhiên liệu hóa thạch và kiềm chế thay đổi khí hậu. Modi và Obama đều là những người khác biệt trong số các nhà lãnh đạo thế giới về niềm tin rằng, tình trạng ấm nóng toàn cầu là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Mỹ là một nước ủng hộ mạnh mẽ các kế hoạch tham vọng của Chính phủ Ấn Độ về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Hội nghị Mỹ - Ấn hồi tháng 9 chủ yếu tập trung vào năng lượng xanh.
Tổng thống Obama muốn ông Modi đưa ra những cam kết ràng buộc về khí thải carbon của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ có một ngành sản xuất điện phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nước này ngày càng trông chờ Mỹ về nguồn khí tự nhiên rẻ tiền.
Trong khi đó, Washington tiếp tục thúc ép Delhi thay đổi luật về nguy cơ hạt nhân vốn khiến Mỹ và nhiều nước khó bán các lò phản ứng cho một Ấn Độ đang khát năng lượng.
Cả hai vấn đề nêu trên nhiều khả năng sẽ không được giải quyết trong hội nghị tới.
Chống khủng bố là một cách thức đặc biệt tốt để thắt chặt quan hệ. Thời gian qua, Ấn Độ vẫn thận trọng về mức độ hợp tác tình báo giữa Mỹ và Pakistan. Và giờ đây, thêm nhiều các cơ quan tình báo Mỹ và Ấn Độ làm việc cùng nhau, thì cái bóng của Pakistan càng trở nên mờ hơn trong quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, quang cảnh gắn với hội nghị Ngày Cộng hòa ở Ấn Độ sẽ che mờ điểm yếu tư duy chiến lược được hai nước chia sẻ.
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



