Dù Trung Quốc chỉ thừa nhận có kế hoạch đóng chiếc tàu sân bay thứ 3 tuy nhiên theo tình báo Mỹ, con số này có thể lên tới 6 chiếc.

Dù Trung Quốc chỉ thừa nhận có kế hoạch đóng chiếc tàu sân bay thứ 3 tuy nhiên theo tình báo Mỹ, con số này có thể lên tới 6 chiếc.

Đài RFI dẫn báo chí chính thức của Trung Quốc hôm 7/1 cho biết Bắc Kinh có kế hoạch đóng chiếc tàu sân bay thứ 3 vào lúc mà nước này đang đóng hàng không mẫu hạm thứ hai với tốc độ nhanh chóng, còn hàng không mẫu hạm thứ nhất vừa tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông.

Trong khi đó, trang điện tử của Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc nêu rõ: "Hiện nay, hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc đang được đóng. Trong tương lai gần, hải quân Trung Quốc dự trù sẽ trang bị một hàng không mẫu hạm thứ ba, có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích trên biển".

Thong tin soc ve so tau san bay Trung Quoc muon dong
Trung Quốc đóng tàu sân bay.

Mặc dù Trung Quốc chỉ tiết lộ có kế hoạch đóng chiếc tàu sân bay thứ 3 nhưng theo tình báo phương Tây, Trung Quốc dự định đóng 6 tàu sân bay quốc nội (2 chiếc CVN), được thiết kế trên cơ sở một lớp tàu sân bay dưới thời Liên Xô.

Vừa qua, tờ "Bưu điện Huffington" của Mỹ đưa tin, có thể Trung Quốc sẽ hoàn tất kế hoạch sản xuất tàu sân bay 001A vào cuối năm nay. Đây là chiếc hàng không mẫu hạm được coi là sản phẩm quốc nội đầu tiên mà nước này tự nghiên cứu, chế tạo và có năng lực tác chiến thực sự.

Theo trang mạng Tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tàu sân bay nội địa 001A sẽ mang số hiệu 18, có trọng tải lớn hơn 5% so với tàu sân bay Liêu Ninh. Tàu sân bay này được Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc đóng tại thành phố Đại Liên, phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh.

Ảnh vệ tinh do “Airbus Defence and Space” chụp hồi tháng 7/2016 tại khu vực nhà máy đóng tàu Đại Liên cho thấy, phần boong chính nơi các máy bay hoạt động cơ bản đã hình thành, sàn đáp mở rộng sắp hoàn thiện, phần mũi tàu đang trong quá trình hoàn thiện.

Cấu trúc thượng tầng đang được lắp ráp phía trên cầu tàu, sau khi hoàn thành sẽ được cần cẩu di chuyển để ráp vào thân tàu nằm trên ụ tàu. Tàu sân bay cũng đã hình thành 2 thang máy nằm cùng phía với cấu trúc thượng tầng để vận chuyển máy bay, trang thiết bị từ nhà chứa lên boong chính.

Hồi trung tuần tháng 6/2016, cũng đã có thông tin cho biết Trung Quốc đã bắt đầu lắp ráp các bộ phận cấu thành chính của tàu sân bay này. Khi 001A ra đời, Trung Quốc sẽ trở thành một trong số không nhiều những quốc gia làm chủ được công nghệ chế tạo tàu sân bay.

Theo giới truyền thông Trung Quốc, nước này hiện đang khởi đóng đồng loạt 2 chiếc tàu sân bay quốc nội. Ngoài chiếc đầu tiên mang mã số 001A, chiếc thứ 2 mang mã số 002 cũng đang được đóng tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng ở Thượng Hải.

Dự kiến tàu sân bay 001A được đặt tên là Sơn Đông (lấy tên một tỉnh của Trung Quốc) sẽ được biên chế cho lực lượng hải quân nước này vào năm 2018, còn tàu sân bay thứ 2 vào khoảng năm 2020. Cả 2 chiếc tàu sân bay mới đều sẽ định hình khả năng tác chiến trước năm 2025.

Tờ "Bưu điện Huffington" bình luận, việc tự sản xuất được tàu sân bay 001A của Trung Quốc mang lại rất nhiều ý nghĩa, đó là khiến Mỹ phải thay đổi cách nhìn nhận, coi nước này là "cường quốc hải quân đồng hạng".

Tuy nhiên, về bản chất các tàu sân bay mà nước này tự hào là sản phẩm tự lực chế tạo đều được thiết kế nhái theo một thiết kế tàu sân bay hạt nhân chưa hoàn thiện hồi thập niên 80 của hải quân Liên Xô.

Theo mô hình Liên Xô

Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định, Trung Quốc phát triển các tàu sân bay nội địa của mình dựa trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của tàu sân bay hạt nhân thuộc dự án 1143.7, lớp Ulyanovsk chưa hoàn thiện của Liên Xô, được chia thành 2 giai đoạn.

Thong tin soc ve so tau san bay Trung Quoc muon dong
Mô hình thiết kế tàu sân bay thuộc dự án 1143.7, lớp Ulyanovsk.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine nắm giữ khá nhiều tài liệu kỹ thuật về các hệ thống vũ khí lớn dưới thời Liên bang Xô viết được thai nghén hồi thập niên 80 của thế kỷ trước. Trung Quốc có thể đã mua được bản vẽ thiết kế tàu sân bay năng lượng hạt nhân Ulyanovsk từ đây.

Tàu sân bay này có chiều dài 324,6 m, rộng 75,5 m, mớn nước 11 m, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, đầy tải 79.000 tấn, với thủy thủ đoàn 2.300 người.

Theo Jane Defence Weekly, trước khi tàu sân bay này bị Ukraine xẻ thịt một lò phản ứng hạt nhân KN-3 đã được lắp đặt trên tàu, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ bí mật đàm phán mua lại từ Ukraine hoặc tiếp cận thiết kế kỹ thuật để phát triển một lò phản ứng hạt nhân tương tự.

Đề án 1143.7 Ulyanovsk là một thiết kế tích hợp những ưu điểm của cả tàu sân bay Nga và Mỹ, là thiết kế với mô hình lớn hơn của tàu sân bay Liên Xô lớp Kuznetsov, bổ sung thêm những tính năng của tàu sân bay hạt nhân lớp Nimizt của Mỹ.

Boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh, trong đó 2 đường băng chéo được thiết kế tương tự như tàu sân bay Mỹ, sử dụng các máy phóng hơi nước để phóng máy bay. Trong khi đó, đường băng chính dọc thân tàu vẫn giữ lại hai đường băng kiểu cầu bật truyền thống của Liên Xô.

Siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy bay cánh cố định và trực thăng các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29K, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS Yak-44 (tương đương với E-2 Hawkeyes) của Hải quân Mỹ, 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27.

Tàu sân bay đề án 1143.7 được thiết kế hệ thống nhà chứa máy bay có 3 thang máy nâng-hạ máy bay từ dưới khoang lên mặt boong, một ở bên mạn trái, hai ở bên mạn phải, phía hai bên của tháp chỉ huy, tạo sự linh hoạt cao trong triển khai máy bay sẵn sàng cho nhiệm vụ.

Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, tương tự loại đang sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov; 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000Hp, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)