Thể thao
09/08/2016 06:26Các VĐV Mỹ giác hơi để kiếm HC vàng tại Olympic 2016
VĐV bơi lội nổi tiếng Michael Phelps mới đây xuất hiện ở hồ bơi với những vết tròn tím và đỏ trên vùng lưng, vai và ngực, khi anh tranh tài và giành HC vàng Olympic thứ 19 trong sự nghiệp. Trong đoạn phim quảng cáo mới nhất có sự tham gia của kình ngư này, anh cũng xuất hiện với tấm lưng dài đang được giác hơi.
![]() |
Những vết da thâm tím vì giác hơi xuất hiện trên bả vai và lưng Phelps khi anh tranh tài tại Olympic 2016. Ảnh: Reuters. |
Ngôi sao môn thể dục dụng cụ Mỹ, Alex Naddour, cũng sử dụng phương pháp dân gian này khi chuẩn bị cho cuộc tranh tài ở nội dung nhảy ngựa hôm thứ bảy 6/8. Nhiều đồng đội của anh cũng tin tưởng vào liệu pháp này khi tham dự Olympic Rio 2016.
“Đó là bí quyết tôi nghĩ đã giúp tôi giữ được sự khỏe mạnh trong suốt năm nay”, Naddour tiết lộ. Anh còn nhấn mạnh rằng biện pháp giác hơi hiệu quả hơn cả xoa bóp, trị liệu hormone, trong việc giảm bớt đau nhức và căng thẳng.
Naddour đã tự đặt mua bộ giác hơi qua mạng với giá 15 đôla. Anh nhận xét: “Bộ dụng cụ đó đáng giá tiền hơn bất cứ món đồ nào mà tôi từng chi tiền”.
![]() |
Nadduour xem giác hơi là một liệu pháp rẻ tiền, nhưng mang lại hiệu quả cao cho các VĐV đỉnh cao. Ảnh: Instagram. |
Chris Brooks, trưởng đoàn thể thao Mỹ, cho biết các VĐV tự giác hơi hoặc giúp nhau tại phòng mà không cần tới sự hỗ trợ của HLV hay các bác sĩ.
Thông thường, giác hơi có thể chữa các chứng đau do lạnh gây ra như đau bụng, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ... Đây là phương pháp đã có từ thời cổ đại, với bộ dụng cụ là các ống giác nhỏ thường được làm bằng trúc, sành sứ, hoặc thủy tinh. Nguyên lý giác hơi là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào một số bộ phận, huyệt vị trên cơ thể. Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác dụng tăng sự lưu thông năng lượng, giúp hồi phục thể lực, chữa đau ngắn hạn và tạo cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, một số VĐV đang tham dự Olympic 2016 cho rằng giác hơi cũng chỉ tương tự như khuynh hướng trị liệu từng có thời được ưa chuộng là dùng băng đàn hồi quấn chặt vào những vùng cơ bắp bị đau. Những người này cho rằng “cả hai phương pháp này đều không có hiệu quả thực sự”.
Theo Nguyễn Phát (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




