Xã hội
30/10/2020 12:30Bắt chước video trên YouTube, bé 9 tuổi nuốt... bấm móng tay vào bụng
Theo thông tin trên VTV, Bệnh nhi N.V.A. (9 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng ho nhiều, đau bụng.
Qua thăm khám và nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện dị vật là một chiếc bấm móng tay có kích thước 60x16mm, nằm tại vị trí phình vị lẫn thức ăn, gây tổn thương xước niêm mạc dạ dày. Ngay lập tức, kíp nội soi tiêu hóa đã tiến hành gắp dị vật kịp thời và thành công.
Nguyên nhân được người nhà bệnh nhi cho biết: Do bệnh nhi hay xem các video trên kênh YouTube nên đã tập làm theo.

Trước đó, vào ngày 15/10 tại TPHCM, một bé gái tên V.T.D., (5 tuổi ở TP.HCM) cũng tử vong vì học theo trò treo cổ khi xem YouTube đã khiến dư luận sửng sốt, bàng hoàng, đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ.
Theo chia sẻ của chị Ngô Nguyệt - dì ruột của cháu D. thì sự việc xảy ra vào chiều ngày 12/10 vừa qua. Sau ít phút không để ý, cả nhà tá hỏa phát hiện cháu bất tỉnh trong tư thế treo cổ. Mặc dù gia đình đã đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu nhưng D. không qua khỏi, tử vong lúc 18h10 phút cùng ngày.
Chị Ngô Nguyệt chia sẻ thêm, cháu D. đang đi học mẫu giáo nhưng hôm xảy ra sự việc thì cháu nghỉ học ở nhà với ông bà ngoại, bố mẹ và các dì đều đi làm hết. Trong nhà còn có 2 cháu bé nữa nhưng hôm đó cũng đều đi học hết.
Bình thường D. cùng hai cháu còn lại hay xem YouTube cùng nhau. Vì tivi của gia đình có kết nối Internet nên có thể bật YouTube trên tivi, các cháu thường hay tự bật và xem cùng nhau.

"Mọi người trong nhà cũng không quá để ý việc các cháu xem gì, thường thì các cháu xem nhiều kênh khác nhau nhưng mình thấy các cháu hay xem kênh Heo Peppa. Ban ngày các cháu đi học, chiều tối về thì xem nhưng cũng không được xem nhiều, phần vì gia đình không muốn cho các cháu xem nhiều, thấy bật lên xem là mọi người bắt tắt đi. Phần vì các cháu phải trả tivi cho ông ngoại còn xem chương trình thời sự. Mỗi ngày các cháu thường xem khoảng 30 phút thôi" - chị Nguyệt cho hay.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh không nên để trẻ tự sử dụng smartphone hoặc xem YouTube, tham gia mạng xã hội thiếu kiểm soát. Không chỉ YouTube, các nội dung nguy hại, không phù hợp với trẻ hiện đang được chia sẻ tràn lan trên các trang mạng xã hội. Phụ huynh cần biết được trẻ đã tiếp xúc với những nội dung nào trên internet để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Quan trọng nhất vẫn chính là việc phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình để giúp trẻ có thể khám phá cuộc sống thông qua trải nghiệm thực tế.
HP (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
-
Bài học ‘vua chứng khoán’ Trung Quốc mất sạch 4,3 tỷ USD vì lòng thù hận, từ đứa trẻ nghèo thành đại gia rồi cuối cùng thành tử tù (18/07)
-
U23 Đông Nam Á nhiều bất ngờ, có đáng lo cho U23 Việt Nam? (18/07)
-
Việt Nam nêu lý do mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Belarus tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 2/9 (18/07)
-
Phòng gym làm ăn thua lỗ, ông chủ giả vờ tổ chức du lịch rồi lừa bán hơn 30 nhân viên sang Myanmar (18/07)
-
Tử vi thứ 6 ngày 18/7/2025 của 12 con giáp: Ngọ thành công, Hợi có tiền (18/07)
-
Chấn động MXH: CEO công ty tỷ đô ngoại tình với nhân viên, bị bắt quả tang ngay tại concert Coldplay! (18/07)
-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
Bài đọc nhiều




