Xã hội

Biển miền Trung an toàn khi không để thêm một Formosa khác"

Mặc dù khẳng định nước biển ở miền Trung đã an toàn nhưng ông Nhuận khẳng định, nếu không giám sát chặt chẽ Công ty Formosa thì nguy cơ tái diễn hiện tượng cá chết là khó tránh.

 

Mặc dù khẳng định nước biển ở miền Trung đã an toàn nhưng ông Nhuận khẳng định, nếu không giám sát chặt chẽ Công ty Formosa thì nguy cơ tái diễn hiện tượng cá chết là khó tránh.

- Dựa vào đâu mà nhóm nghiên cứu kết luận nước biển đã an toàn?

- Để có kết quả này, chúng tôi đã phải làm việc nghiêm túc trong suốt gần 4 tháng ròng rã. Chương trình quan trắc gồm hai giai đoạn: giai đoạn một từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5, giai đoạn hai từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7. Việc phân tích mẫu được các đơn vị chuyên môn có uy tín nhất Việt Nam thực hiện.

'Bien mien Trung an toan khi khong de them mot Formosa khac' hinh anh 1
GS.TS Mai Trọng Nhuận. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Nhóm nghiên cứu đã lấy 211 mẫu ở các điểm. Về mẫu nước, có tất cả 36 tuyến khảo sát với tổng số 146 điểm lấy mẫu trên tổng chiều dài khoảng 348 km biển. Trong đó, có 32 tuyến khảo sát ra đến độ sâu 30 m; 96 điểm quan trắc (64 điểm ven bờ cách bờ biển từ 1,5 đến 5 km, 32 điểm gần bờ cách bờ biển 10 km).

Có 4 tuyến khảo sát đặc biệt ra đến độ sâu 60 m nước với tổng số 44 điểm quan trắc (8 điểm ven bờ, 36 điểm gần bờ); 6 điểm quan trắc trong các đầm phá, làng ven bờ như Tam Giang - Cầu Hai, Lập An. Thông số quan trắc căn cứ quy chuẩn Việt Nam và các thông số đặc trưng của sự cố môi trường như phenol, Cn, Fe… Tất cả những thông số này đều dưới ngưỡng an toàn.

- Câu hỏi lớn mà dư luận đang quan tâm là hải sản do ngư dân đánh bắt đã an toàn hay chưa. Những thắc mắc này chưa được nhóm nghiên cứu giải đáp?

Tuy nhiên, còn 3 khu vực cần được tiếp tục quan trắc và giám sát chặt chẽ, thường xuyên gồm khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương (Hà Tĩnh, khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ (Quảng Bình, khoảng 330 km2), hòn Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế, khoảng 160 km2) do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

- Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, chúng tôi được Chính phủ, lãnh đạo Bộ TN - MT mời tham gia nghiên cứu tìm nguyên nhân. Nhiệm vụ của chúng tôi là xác định xem cá chết do đâu? Nguồn nước có đảm bảo an toàn cho người dân và du khách khi tắm biển?...

Sau gần 4 tháng nghiên cứu, chúng tôi khẳng định cá chết là do bị ngạt khí. Nguyên nhân là có một số loại chất độc từ Công ty Formosa thải ra môi trường gây nên hiện tượng thiếu oxy. Còn về nguồn nước, sau khi phân tích các mẫu thì kết quả cho thấy, nguồn nước ở mức độ an toàn về các chỉ số theo tiêu chuẩn Việt Nam. Người dân và du khách có thể yên tâm tắm biển.

'Bien mien Trung an toan khi khong de them mot Formosa khac' hinh anh 2

Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Vì sao trong báo cáo lại chưa có câu trả lời "hải sản do ngư dân đánh bắt ngoài biển đã an toàn?". Đây là vấn đề lớn và nó thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Bộ Y tế. Theo tôi được biết thì Bộ này cũng đang nghiên cứu và sẽ công bố kết quả trong nay mai.

- Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, hiện dưới biển vẫn đang còn hàm lượng lớn chất cyanua và phenol. Vậy làm thế nào để biển miền Trung sạch lại như xưa?

Theo kết quả quan trắc thì dưới đáy biển, nhất là ở các rạng san ô vẫn đang còn chất cyanua và phenol lắng đọng và tích tụ. Điều này nó thể hiện rõ nhất ở các bức ảnh chụp san hô có màu đỏ. Theo dòng hải lưu, những loại chất này sẽ di chuyển trong nước theo hướng từ bắc vào nam.

Còn để xử lý những chất này để cho biển trong sạch trở lại thì hiện Việt Nam chưa làm bao giờ. Tuy nhiên, ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản thì họ đã từng xử lý ô nhiễm để làm trong sạch biển bằng các công nghệ tiên tiến. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của họ. Còn việc đến bao giờ biển miền Trung sạch lại như xưa thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quyết định vẫn là sự quyết tâm của Chính phủ và Bộ TN - MT. 

- Là trưởng nhóm nghiên cứu, ông có đề xuất gì để không xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt như thời gian vừa qua?

Xảy ra hiện tượng cá chết mà không tìm ra được nguyên nhân thì rất nguy hiểm. Bây giờ, chúng ta đã biết được nguyên nhân rồi. Công ty Formosa đã thừa nhận hành vi xả thải ra môi trường và họ cũng đã xin lỗi nhân dân Việt Nam. Bây giờ, điều quan trọng là các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương phải giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty này. 

Theo tôi được biết, ven biển miền Trung có nhiều khu công nghiệp và chế xuất. Nếu muốn biển miền Trung luôn sạch thì phải cương quyết không để có thêm một Formosa khác, lén lút xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. 

Bộ trưởng TN - MT Trần Hồng Hà, nhấn mạnh: “Chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ, kiểm soát và giám sát được nguồn thải, đó là điều kiện tiên quyết để cho môi trường biển miền Trung an toàn. Yêu cầu đặt ra với các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương trong việc giám sát đối với Formosa chính là chủ động kiểm soát và có những phương pháp tối ưu để không để xảy ra sự cố môi trường tương tự”.

 

Còn nợ dân câu trả lời "bao giờ ăn được hải sản":

“Các bãi tắm đã an toàn. Người dân và khách du lịch hoàn toàn có thể đến đây để tắm, điều này đã được chứng minh bằng dữ liệu, cơ sở khoa học xác đáng. Tuy nhiên, với câu hỏi khi nào ăn được hải sản thì chúng ta vẫn còn nợ dân. Nhưng hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu và tôi tin sẽ sớm có câu trả lời”  - Bộ trưởng TN - MT Trần Hồng Hà, khẳng định.

Theo Đoàn Nguyên (Zing.vn)