Xã hội
28/12/2021 06:47Bộ KH&CN: Thông tin sai về bộ kit test Việt Á là do… tổng hợp từ báo chí
Bộ KH&CN vừa đăng thông tin đính chính về việc “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận” lên cổng thông tin điện tử của Bộ.
Theo đó, Bộ KH&CN cho biết, trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống, vào lúc 15:36 ngày 26/4/2020, bản tin “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận” đã được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN tại địa chỉ www.most.gov.vn.
Đơn vị này cho rằng: “Bản tin này đã được gửi tới một số phóng viên theo dõi lĩnh vực KH&CN tham khảo như thông lệ khi ngành KH&CN có sự kiện hoặc thành tựu nổi bật. Sau khi phát hiện có sai sót, để có thời gian xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình, bản tin đã được tạm gỡ trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.”.
Các đơn vị chức năng có liên quan đã kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.
Do vậy, Bộ KH&CN đính chính lại thông tin từng được đăng tải thành: “Ngày 24/4/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit “LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR Kit” của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á”.
Trên thực tế, vào hồi 14h54 phút ngày 26/4/2020, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Truyền thông KH&CN (thuộc Bộ KH&CN) đã phát đi thông tin về việc “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận.”.
Thông tin gửi báo chí ghi rõ: “Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết, WHO đã công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học & Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.”

Sau khi gửi thông cáo báo chí cho giới truyền thông, thông tin này cũng đã được đăng tải và tồn tại trên website của Bộ KH&CN suốt hơn một năm, từ tháng 4/2020 cho đến tháng 12/2021. Thông tin này chỉ vừa mới được gỡ bỏ thời gian gần đây.
Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam mới đây cũng đã phát đi thông cáo báo chí cho biết, sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit của công ty Việt Á không thuộc danh sách chấp thuận thông qua quy trình EUL của WHO.
Theo WHO, sản phẩm này đã nộp hồ sơ cho chẩn đoán in vitro Covid-19 của WHO EUL với mã hồ sơ đăng ký EUL là “EUL 0524-210-00”. “Hồ sơ sản phẩm đã được đánh giá và không đáp ứng được các hồ sơ cần thiết về an toàn, công năng”, WHO nhấn mạnh.
Công trình “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)” là một nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, được thực hiện boàn toàn bởi nguồn kinh phí từ ngân sách. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 18,98 tỷ đồng.
Theo Trọng Đạt (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Snoop Dogg gia nhập Swansea City: Từ huyền thoại rap đến ông chủ bóng đá (18/07)
-
Làm sao nhận biết khách muốn "bom hàng" khi bán online? (18/07)
-
Trực tiếp về chùa - nơi Thiên An đăng hình ảnh 2 chiếc bài vị: Trụ trì chia sẻ thông tin hiếm (18/07)
-
Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh (18/07)
-
Bao giờ Honda khai tử xe máy chạy xăng? (18/07)
-
Tìm bị hại vụ "thổi vốn" lên 42.000 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (18/07)
-
Thủ khoa khối C Đà Nẵng bật mí bí quyết đạt điểm cao nhất (18/07)
-
Tỷ phú 'đi giày vải’ qua đời, khối di sản 123.000 tỷ bất ngờ bị các con tranh giành (18/07)
-
Lấn làn, "vượt ẩu" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tài xế trả giá đắt (18/07)
-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
Bài đọc nhiều




