Xã hội
01/04/2017 13:09CSGT núp bắn tốc độ: ''Đừng dùng từ núp''
Tuy nhiên, theo Thông tư 01/2016/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, CSGT được hóa trang, bí mật trong các trường hợp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (núp, đứng chỗ khuất bắn tốc độ...).
![]() |
CSGT làm nhiệm vụ |
Trao đổi thêm về vấn đề này, Đại tá Lê Ngọc, Trưởng phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho biết, trong Thông tư 01 có quy định việc bố trí tổ, trạm CSGT mặc thường phục để đo tốc độ. Quy định là như vậy, nhưng trên hầu hết các tuyến đường CSGT bắn tốc độ đều đã có biển cảnh báo tốc độ, đoạn đường này thường xuyên đo tốc độ của xe cơ giới, do đó người dân phải nghiêm túc chấp hành.
"CSGT trong tổ tuần tra, kiểm soát trước khi triển khai phải đứng ở vị trí thích hợp, tùy theo địa bàn anh đứng chứ không phải là "núp". Tôi không đồng ý dùng từ "núp", nó gây khó chịu, áp lực cho CSGT. Hơn nữa, như đã nói, trên các đoạn đường đo tốc độ đã có biển cảnh báo, mà gắn biển tức là đã công khai, CSGT còn núp làm gì, lái xe đi thì phải nhìn biển hướng dẫn và chấp hành", Đại tá Lê Ngọc nhấn mạnh.
Trong khi đó, Trung tá Lê Tú, Đội trưởng CSGT Đội 3 (CA TP Hà Nội) cũng cho biết, luật đã cho phép CSGT được hóa trang, đứng ở chỗ khuất để bắn tốc độ. Ngoài ra, có trường hợp bốt của CSGT được bố trí ở góc đường, có cây cối khiến người dân hiểu lầm là CSGT cố tình đứng ở chỗ khuất. Việc bố trí các bốt này không phải do CDGT mà phải xin phép ủy ban phường, quận, công an phường ra phối hợp.
Trong trường hợp người dân phản ứng, theo Trung tá Lê Tú, CSGT sẽ giải thích cho người dân hiểu.
"Tuy nhiên, có những trường hợp người dân cố tình không hiểu. Trên mạng xã hội hiện nay, nhiều người dân tham gia giao thông biết là mình sai nhưng vẫn quay clip, viết đơn kiện cáo, cái đó thuộc về ý thức. Đối với những trường hợp đó chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý đến cùng", Trung tá Lê Tú nói.
Trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật Cục CSGT (C67, Bộ Công an) cho biết, Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định người vi phạm có quyền được yêu cầu lực lượng CSGT cho xem hình ảnh chứng minh vi phạm. Ông khẳng định, CSGT cho người vi phạm xem hình ảnh trên điện thoại, máy tính bảng… là để tham khảo, biết được hành vi của mình. Nếu đủ điều kiện, CSGT sẽ cho người vi phạm xem hình ảnh (từ máy đo tốc độ có ghi hình ảnh) tại chỗ, trường hợp chưa có ngay hình ảnh thì khi người vi phạm đến trụ sở công an sẽ được xem. Hình ảnh gốc sẽ được in, lưu vào hồ sơ, là chứng cứ hành chính để chứng minh vi phạm. Nếu cho rằng hình ảnh đó là cắt ghép hoặc chưa thỏa mãn, người vi phạm có thể khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính. Trường hợp người vi phạm nhất quyết không ký tên, CSGT vẫn có thể lập biên bản có chữ ký của người làm chứng. |
Theo Minh Thái (Đất Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
Bài đọc nhiều




