Xã hội
15/01/2016 07:34Đề nghị LĐ nước ngoài phải biết tiếng Việt: Khác gì “bế quan toả cảng”
![]() |
Chính phủ bảo hộ lao động trong nước bằng cách đưa ra các rào cản kỹ thuật (ảnh minh họa). |
Về đề xuất của ông Thành, ông Lê Quang Trung - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho rằng nên cân nhắc thận trọng, vì điều này có thể hạn chế sự hợp tác đôi bên. “Hiện nay thực tế Việt Nam cũng đang cần lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, mà hội nhập thì không thể mang tiếng Việt ra làm ngôn ngữ chính được” - ông Trung nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh: “Cần phải có cơ chế bảo hộ một cách đồng bộ, khoa học, có quy trình, lộ trình cụ thể. Không thể có ngăn cấm, tạo ra rào cản một cách vô lối, bởi Việt Nam vẫn cần những lao động có trình độ cao của quốc tế. Không thể lấy điểm yếu của mình (kém về ngoại ngữ) để mang ra hội nhập, như vậy là bế quan tỏa cảng”.
Ông Kiêm cũng cho rằng vấn đề di chuyển lao động là vấn đề tất yếu của hội nhập thế hệ mới. Nơi nào có thu nhập cao, nơi nào có khả năng phát huy được năng lực của lao động thì lao động sẽ vào.
Đề cập tới vấn đề này, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH khẳng định: Không riêng gì Việt Nam, hầu hết các quốc gia đều có những chính sách để bảo hộ lao động trong nước. Việt Nam cũng như các quốc gia khác, chỉ cấp phép với những ngành thiếu lao động, hoặc có lao động nhưng không đáp ứng được chuyên môn kỹ thuật bậc cao.
“Tuy nhiên, việc bảo hộ thế nào, lập rào cản ra làm sao với từng ngành nghề thì cần phải cân nhắc, tính toán kỹ. Bởi, nếu chúng ta làm khó quá thì các bạn nước ngoài sẽ không muốn đầu tư hợp tác nữa” - ông Diệp phân tích.
Theo các chuyên gia, lao động Việt Nam không chỉ gặp thách thức khi ra nước ngoài làm việc mà khi gia nhập AEC, các lao động Việt Nam cũng sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Mặc dù Việt Nam đã có quy định lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép và bằng đại học trở lên, nhưng ông Trung cũng lo ngại, sẽ có một bộ phận không nhỏ lao động thất nghiệp do không đủ sức cạnh tranh với lao động nước ngoài. Do đó các văn bản bảo vệ lao động trong nước, phù hợp với cam kết quốc tế cần phải được nghiên cứu.
Theo Minh Nguyệt (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
Bài đọc nhiều



