Xã hội
11/07/2025 06:30Hà Nội 'chốt' đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị dài hơn 320km
Tại kỳ họp thứ 25 được tổ chức ngày 10/7, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Danh mục các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngầm, gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 320,25km, 191 nhà ga. Trong đó, có 81,2km đi ngầm và 68 ga ngầm.
Danh mục đầu tư xây dựng hầm giao thông đường bộ, bãi đỗ xe ngầm và công trình công cộng ngầm gồm 85 công trình. Trong đó có 5 hầm chui đường bộ, 78 bãi đỗ xe ngầm và 2 công trình công cộng ngầm.
Danh mục các tuyến phố hạ ngầm hệ thống đường dây, cáp viễn thông, điện lực và các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung gồm 95 tuyến phố.

Chốt lộ trình giảm rác thải nhựa
Tại kỳ họp, HĐND thành phố cũng thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nhựa PE, PP trong các bao bì phải sử dụng tối thiểu 20% nhựa tái chế trong các bao bì nêu trên kể từ ngày 1/1/2028; phải sử dụng tối thiểu 30% nhựa tái chế trong các bao bì nêu trên kể từ ngày 1/1/2030.
Kể từ ngày 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Các chợ, cửa hàng tiện lợi không cung cấp miễn phí túi ni lông khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1/1/2027.
Chợ, cửa hàng tiện lợi không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1/1/2028.
Khách sạn, khu du lịch không lưu hành và sử dụng các sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần kể từ ngày 1/1/2026.
Trong hoạt động sinh hoạt, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc thành phố không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; Không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1/1/2028.

HĐND thành phố cũng thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi là các tổ chức, cá nhân sản xuất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động thu gom, tái chế rác thải trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, thành phố hỗ trợ 50% phí sử dụng hạ tầng (tối đa 100 triệu đồng/năm) khi hoạt động trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Hỗ trợ 100% chi phí cho việc tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại quốc gia và thành phố; hỗ trợ 100% chi phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực (tối đa 300 triệu đồng); Hỗ trợ 100% chi phí cho hoạt động quảng bá sản phẩm tái chế trên các phương tiện truyền thông, với tổng mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/năm.
Tin cùng chuyên mục








-
Vô tư lái xe 300km đi nghỉ mát, chồng "tá hỏa" phát hiện bỏ quên vợ ở trạm xăng (11/07)
-
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái (11/07)
-
Học trò “phốt” Mỹ Tâm liệt kê 8 điều tố 1 Em Xinh bắt chước mình, netizen đọc mà ngán ngẩm (11/07)
-
Lê Hà Trúc: Mọi người bảo tôi phải giữ chặt lấy chồng đừng để mất vì… (11/07)
-
Dư 6.000 tỷ, vì sao quỹ bình ổn giá xăng dầu ‘án binh bất động’? (11/07)
-
Real Madrid hết kiên nhẫn, xem xét bán Vinicius (11/07)
-
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Chi tiết mức án của bà Hoàng Thị Thúy Lan, Nguyễn Văn Hậu (11/07)
-
Người cha sống sót nhờ câu hỏi của con trai lúc sáng sớm (11/07)
-
Arsenal chốt mua Madueke với mức phí gây sốc (11/07)
-
Thêm du khách gặp nạn tử vong tại bán đảo Sơn Trà (11/07)
Bài đọc nhiều




