Xã hội
18/06/2024 11:11Hai bác sĩ cứu sống bé gái 5 tuổi bị đuối nước ở Hạ Long
Ngày 18/6, bác sĩ Hoàng Anh Tuấn, Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 kể lại, anh và một đồng nghiệp tham gia hội nghị chuyên ngành tại Hạ Long ngày 8/6. Chiều hôm đó, anh đang tập thể dục gần bể bơi tại khách sạn thì nghe tiếng kêu cứu.
Một bé gái bị đuối nước được đưa lên bờ trong tình trạng tím tái. Sau đó, một người bế xốc trẻ, dốc ngược để nước chảy ra.
"Thấy em bé tím tái, nguy kịch, tôi và bác sĩ Hà Hoài Nam (là đồng nghiệp cùng khoa) đã đặt cháu bé xuống nền cứng và tiến hành hồi sinh tim phổi, liên tục ép tim ngoài lồng ngực kèm thổi ngạt", BS Anh Tuấn kể lại.
Sau khoảng hai phút ép tim, trong khoang miệng bé có nhiều thức ăn từ dạ dày trào ngược lên, bác sĩ Nam cùng một bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khai thông đường thở cho cháu bé.

Sau 5 phút cấp cứu, cháu bé đã có ý thức, tỉnh lại và bé được đưa đến trung tâm y tế gần nhất để tiếp tục điều trị.
Ngày hôm sau, khi các bác sĩ gặp gia đình cháu bé, gia đình vui mừng thông báo kết quả kiểm tra của cháu bé đều tốt.
Theo BS Hoàng Anh Tuấn, khi xảy ra đuối nước, việc sơ cứu ban đầu là hết sức quan trọng. Sơ cứu đúng cách, trẻ có cơ hội sống. Ngược lại, sơ cứu sai cách có thể mất cơ hội sống của trẻ.
Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa khoảng 4-5 phút. Quá giới hạn này, não sẽ tổn thương không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Do vậy, khi một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim, cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay, vì đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ.
Theo bác sĩ Tuấn, việc vác nạn nhân đuối nước dốc ngược nạn nhân xuống là cách sơ cứu chưa phù hợp.
Việc đầu tiên trong sơ cứu là đưa trẻ lên khỏi mặt nước, sau đó đánh giá tình trạng xem nạn nhân có ngừng thở, ngừng tim hay không, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.
Nếu trẻ ngừng thở, ngừng tim, cần nhanh chóng tiến hành hồi sinh tim phổi đồng thời báo người xung quanh gọi cấp cứu 115.
Vị trí ép tim là trên xương ức, ngang với đường nối 2 núm vú. Khi ép tim, cần ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực. Tốc độ ép tim 100 lần/phút.
Nếu chỉ có một mình cấp cứu, hãy thực hiện 30 lần ép tim, sau đó thổi ngạt hai lần. Nếu có hai người cấp cứu, hãy thực hiện 15 lần ép tim, sau đó thổi ngạt hai lần.
Sau mỗi hai phút cần đánh giá lại xem trẻ có thở lại hay không, có mạch không. Sau khi trẻ có nhịp tim và nhịp thở trở lại, cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để điều trị.
Dưới đây là hướng dẫn cấp cứu đuối nước đúng cách:
HL (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Điểm sàn vào Trường Đại học Dược Hà Nội cao nhất là 22 (23/07)
-
Selena Gomez đã xóa video mặc đồ của NTK Công Trí (23/07)
-
Miền Bắc có mưa to đến rất to trong 2 ngày tới (23/07)
-
Tìm thấy thi thể người đàn ông nghi là tài xế xe ôm bị giết ở Bắc Ninh (23/07)
-
Ô tô bán tải lùi trúng loạt xe máy ở Hà Nội, người dân khênh xe cứu nạn nhân (23/07)
-
Hiểu đúng về thông tin lưu lượng đỉnh lũ tần suất 5.000 năm mới có một lần (23/07)
-
13 nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã nhận bồi thường (23/07)
-
Thủ môn cao 2m của Real Madrid ngoại tình gây phẫn nộ, thực hư thế nào? (23/07)
-
5 thực phẩm "nhìn tươi ngon" nhưng vi khuẩn nhiều khủng khiếp, cảnh báo người thân vứt ngay kẻo rước bệnh! (23/07)
-
Trường ĐH Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025 (23/07)
Bài đọc nhiều




