Xã hội
08/01/2022 14:56Hậu COVID-19: Nhiều người bị di chứng phổi, tim mạch, rối loạn tâm thần
Thông tin trên được ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế nêu trong tham luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sáng ngày 8/1.
Trên Zing, ông Tăng Chí Thượng cho biết, dịch bệnh tại TP.HCM gần đây có nhiều tín hiệu lạc quan như ca mắc, ca nặng, tử vong giảm sâu. Ca tử vong ngày 7/1 thấp nhất kể từ khi bùng phát dịch tới nay - 18 ca (11 ca của TP.HCM, 7 ca chuyển từ tỉnh về thành phố).
Năm 2022, ngành y tế tập trung vào 2 nhiệm vụ quan trọng là phòng chống dịch Covid-19; và không làm gián đoạn công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.

Hiện, tổng số ca nhiễm tại TP.HCM đã vượt 500.000 và số ca tử vong là hơn 20.000; 440.000 người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, trở lại cuộc sống bình thường.
Giám đốc Sở Y tế đặc biệt lưu ý vấn đề mới đáng quan tâm là ghi nhận nhiều di chứng hậu Covid-19 rất đa dạng, như: Mệt mỏi, di chứng phổi, tim mạch, rối loạn tinh thần...
Sở Y tế TP.HCM coi đây là hoạt động trọng tâm năm 2022 và đang cùng các chuyên gia xây dựng kế hoạch can thiệp với mục tiêu, giải pháp cụ thể.
Ghi nhận trên VietNamNet, trước tình hình trên, TP.HCM sẽ tổ chức tổng đài tư vấn sức khỏe tâm thần do các chuyên gia của Bệnh viện Tâm thần thành phố phụ trách. Đồng thời, khôi phục hoạt động điều trị các bệnh thông thường, chủ động phát hiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19; tăng cường phối hợp đông tây y, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân...
“Những vấn đề sức khỏe hậu Covid cũng được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới. Ngành y tế thành phố xem đây là vấn đề sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm và là một hoạt động trọng tâm trong năm 2022", Giám đốc Sở Y tế chia sẻ.

Tính đến ngày 7/1, TP.HCM đang điều trị 5.061 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, có 89 trẻ em dưới 16 tuổi, 319 bệnh nhân nặng đang thở máy, 18 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 6/1 có 391 bệnh nhân nhập viện, 417 bệnh nhân xuất viện.
Sở Y tế TP.HCM cũng xác định triển khai 6 chiến lược y tế trong thời gian tới. Bao gồm: Chiến lược bao phủ vắc xin phòng Covid-19 đến từng người dân;Chiến lược kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; Chiến lược về công tác chăm sóc và quản lý F0 tại nhà; Chiến lược về công tác thu dung điều trị F0 tại các bệnh viện; Chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; Chiến lược nâng cao năng lực phòng, chống dịch.
PN (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
-
Bài học ‘vua chứng khoán’ Trung Quốc mất sạch 4,3 tỷ USD vì lòng thù hận, từ đứa trẻ nghèo thành đại gia rồi cuối cùng thành tử tù (18/07)
-
U23 Đông Nam Á nhiều bất ngờ, có đáng lo cho U23 Việt Nam? (18/07)
-
Việt Nam nêu lý do mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Belarus tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 2/9 (18/07)
-
Phòng gym làm ăn thua lỗ, ông chủ giả vờ tổ chức du lịch rồi lừa bán hơn 30 nhân viên sang Myanmar (18/07)
-
Tử vi thứ 6 ngày 18/7/2025 của 12 con giáp: Ngọ thành công, Hợi có tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




