Xã hội
31/12/2023 08:33Những thay đổi thông tin trên thẻ căn cước năm 2024
Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân 2014. Theo Luật mới được thông qua, có 5 thay đổi cụ thể so với luật cũ, chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024.
Đầu tiên là tên thẻ được đổi từ Căn cước công dân đổi thành Căn cước. Việc thay đổi này nhằm thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
Hai là, thông tin quê quán được đổi thành nơi đăng ký khai sinh. Trước đó, quy định luật Căn cước công dân năm 2014 quy định thông tin công dân có mục ghi quê quán lấy theo quê quán của cha hoặc mẹ. Theo luật mới thông qua, thông tin về quê quán trên thẻ căn cước sẽ bị lược bỏ và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc bỏ thông tin về quê quán thay bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh được khẳng định là mang tính chính xác với bất kỳ người nào và có tính ổn định cao.

Thứ ba là thay đổi từ nơi thường trú thành nơi cư trú. Theo đó, đối với mẫu thẻ Căn cước công dân cũ, công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ Căn cước công dân. Luật mới thông qua quy định, công dân chỉ đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ căn cước. Từ đó, tất cả người dân đủ điều kiện cấp thẻ căn cước được bảo đảm quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.
Bốn là thẻ căn cước lược bỏ dấu vân tay ngón trỏ so với thẻ căn cước công dân. Theo đơn vị soạn thảo luật, việc không thể hiện vân tay trên bề mặt thẻ căn cước nhằm đảm bảo tính bảo mật, tuy nhiên dữ liệu vân tay ngón trỏ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ.

Điểm thay đổi đáng chú ý là thẻ chủ thẻ căn cước có thể là người dưới 14 tuổi. So với luật cũ (người được cấp căn cước công dân phải đủ từ 14 tuổi trở lên) thì luật mới quy định công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi phù hợp với các quy định hiện hành. Đồng thời giảm thủ tục hành chính, giảm giấy tờ...
Một điểm đáng chú ý của Luật Căn cước là việc bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước. Quy định này để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.
Theo Đoàn Bổng (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




