Xã hội
19/06/2015 13:52Quốc hội bổ sung thẩm quyền cho Thủ tướng
Sáng nay, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với trên 83% đại biểu nhất trí. Trước khi thông qua toàn bộ dự thảo Luật, các đại biểu cũng đã thông qua 3 điều còn ý kiến khác nhau: Điều 5 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; Điều 28 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng và Điều 38 về Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
![]() |
Thủ tướng được Quốc hội giao thêm 2 thẩm quyền liên quan đến công tác nhân sự. |
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án luật, Chủ nhiệm ủy ban pháp luật Phan Trung Lý cho hay, có ý kiến cho rằng Dự thảo luật quy định Thủ tướng quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương là chưa thể hiện tư tưởng phân cấp, phân quyền. Cũng có có ý kiến đề nghị nên phân cấp cho UBND cấp tỉnh thẩm quyền quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh.
Phản hồi những ý kiến trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy định của Hiến pháp, với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có nhiệm vụ “Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương...”. Do đó, Dự thảo luật quy định Thủ tướng có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương là phù hợp với quy định nêu trên của Hiến pháp.
Liên quan đến quy định về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các vụ, cục, tổng cục của bộ, cơ quan ngang bộ. Người đứng đầu Ủy ban pháp luật cho biết, nhiều ý kiến tán thành với việc quy định cụ thể số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong Dự thảo luật. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị không quy định “cứng” vấn đề này. Có ý kiến đề nghị tăng số Thứ trưởng của một số bộ nhưng cũng có ý kiến lại đề nghị giảm 1/3 số Thứ trưởng…
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm sự thống nhất và hạn chế việc bổ nhiệm quá nhiều cấp phó thì việc quy định rõ trong Luật số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì việc tăng thêm sẽ do Thủ tướng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như quy định dự thảo Luật. “Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6”. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.
Cũng trong sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Một trong những điểm mới của Luật là tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội và TP HCM từ 95 lên 105 đại biểu để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm, tính chất của các đô thị lớn này. |
Tin cùng chuyên mục








-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
-
Chuyên gia nhận định mới nhất về bão số 3, diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Bắc (19/07)
-
Thực hư vụ "nhân viên bị đuổi việc vì đặt vé xem concert cho CEO và giám đốc nhân sự" (19/07)
-
Cuộc sống đặc biệt của bé mắc bệnh hiếm nhất Việt Nam (19/07)
-
Audi A4 hàng hiếm bán lại ngang Kia K3 "đập hộp": Là bản "full option" từng dùng cho sự kiện đặc biệt với rèm và loa hàng hiệu (19/07)
-
Hoa hậu bị chụp lén (19/07)
-
Chiêu lừa của du học sinh "dỏm" khiến phụ huynh lo lắng, mất tiền tỉ (19/07)
-
Phát hiện mới gây sốc về “loài người siêu nhân” ở Israel (19/07)
-
Thực hư chuyện đầu cơ giữ phòng khách sạn, vé máy bay ở Côn Đảo? (19/07)
Bài đọc nhiều




