Xã hội
20/02/2016 10:20Sóng đánh sập 48 căn nhà ở Phan Thiết
Từ giáp tết đến nay, đã có 48 căn nhà của các hộ dân thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành và KP.5, P.Đức Long (TP.Phan Thiết, Bình Thuận) bị sóng biển đánh sập.
![]() |
Hiện trường sạt lở bãi biển Phan Thiết làm nhiều nhà dân bị đổ sập (ảnh chụp chiều 19.2) - Ảnh: Quế Hà |
Chị Mai Thị Thư (ngụ thôn Tiến Đức) vừa chỉ tay về phía sóng biển vừa kể cách đây 3 năm nhà chị nằm ở tận ngoài đó (ngoài phía con sóng đang dập dờn - PV). “Trong vòng 3 năm nay, biển lấn sâu vào bờ cả trăm mét. Nhà tôi phải ở trọ từ 3 năm nay rồi. Thành phố cứ nói bố trí tái định cư nhưng suốt 3 năm nay vẫn chưa thấy khu tái định cư ở đâu. Nếu không làm gì, cứ đứng nhìn thì chẳng bao lâu nữa hai dãy nhà phía trong cũng sẽ trôi ra biển thôi, thậm chí con đường Trần Lê này cũng sẽ không còn nữa”, chị Thư thở dài.
Trả lời Thanh Niên, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành Tống Duy Mạnh cho biết xã và thành phố đã bố trí cho bà con ở tạm trong kho hạt điều trước đây (thuộc P.Đức Long), nhưng bà con không chịu ở. Hiện UBND TP.Phan Thiết đang khẩn trương hoàn thành khu tái định cư ngay tại dốc Campuchia (cách nơi ở hiện nay của bà con chừng 3 km). Theo ông Mạnh, có khoảng 120 hộ dân bị mất nhà trong hai năm qua. Ngoài số nhà bị đổ, hiện có khoảng 150 hộ dân dọc theo đường Trần Lê thuộc xã Tiến Thành đang bị uy hiếp. “Hai ba ngày nay sóng tiếp tục đánh mạnh, gây sạt lở tiếp. Chúng tôi cắt cử người túc trực suốt ngày đêm. UBND xã cũng đã đề nghị thành phố hỗ trợ 50.000 bao cát, hàng nghìn cọc tràm để làm đê bao chắn sóng tạm thời giúp bà con. Nếu không nhanh chóng làm đê kè chắn sóng bài bản thì năm sau khả năng sóng sẽ đánh sâu và nguy cơ mất con đường Trần Lê là hoàn toàn có thể”, ông Mạnh nói.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ biển, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Nguyễn Hữu Phước giải thích do gió mùa đông bắc thổi mạnh hằng năm từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ông Phước cho biết Bình Thuận không chỉ có khu vực Phan Thiết bị sạt lở bờ biển nghiêm trọng mà còn xuất hiện ở H.Tuy Phong và TX.La Gi. Theo ông Phước, do cảng cá Phan Thiết nhô ra và kè Đức Long được xây dựng sát cảng cá làm dòng chảy thay đổi khi mùa gió bấc về. Đó là nguyên nhân làm sóng biển cứ ăn sâu vào bờ theo hướng nam. Để khắc phục, ông Phước cho rằng có nhiều phương án nhưng phương án làm kè cứng, kè mềm để chắn sóng từ xa và giải pháp tạo bãi chắn sóng là hiệu quả nhất.
Trả lời PV chiều qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa cho biết Bộ NN-PTNT cũng đã về Bình Thuận khảo sát các điểm xói lở bờ biển, nhất là H.Tuy Phong, TX.La Gi và TP.Phan Thiết, nơi bị biển khoét sâu vào bờ. Theo ông Hòa, UBND tỉnh đã chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ kinh phí làm kè chắn sóng các điểm xói lở nghiêm trọng. Trong trường hợp kinh phí T.Ư chưa về kịp thì tỉnh cũng phải tính đến phương án huy động ngân sách địa phương để làm kè chắn sóng. |
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




