Xã hội
20/12/2016 07:59Tăng thời lượng phiên chất vấn tại Quốc hội từ kỳ họp tới
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận, thống nhất trình Quốc hội cho tăng thời lượng phiên chất vấn thêm 0,5 ngày, từ kỳ họp tới. |
Nội dung trả lời chất vấn có lúc thiếu tập trung, né tránh, thiếu tính đối thoại, không xác định trách nhiệm cụ thể, chưa thỏa đáng và chưa đáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội cũng như nhân dân và cử tri cả nước.
Kỳ họp thứ 3, theo Tổng thư ký Quốc hội, dự kiến Quốc hội làm việc 22,5 ngày, khai mạc ngày 22/5 và bế mạc ngày 21/6/2017. Dự kiến tại kỳ họp này Quốc hội xem xét thông qua 13 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật khác.
Điểm đáng chú ý, theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, qua tổng hợp ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội về đánh giá, rút kinh nghiệm kỳ họp, nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn để đại biểu có thêm thời gian tranh luận, làm rõ vấn đề nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
“Vì vậy, đề nghị UB Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép từ kỳ họp thứ 3 trở đi bố trí 3 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp”, Tổng Thư ký Quốc hội phát biểu.
Nhấn mạnh chất vấn là hoạt động được cử tri quan tâm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đồng tình tăng thời gian chất vấn.
“Sau kỳ họp thứ hai, cử tri cho rằng việc bố trí thời gian chưa đáp ứng vì khi chất vấn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời tại hội trường” - ông Chiến phản ánh.
Ông Chiến cũng đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp những nội dung các thành viên Chính phủ đã hứa sẽ bổ sung khi trả lời chất vấn, trong đó có các dự án “đắp chiếu”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý tăng thời gian chất vấn lên 3 ngày từ kỳ họp thứ 3 và nhấn mạnh thêm, tất cả lời hứa trả lời bằng văn bản của các thành viên Chính phủ thì việc giám sát phải nhắc nhở để có báo cáo sớm và công khai.
Trao đổi thêm về vấn đề tăng tính tranh luận trong các phiên thảo luận tại nghị trường, nhấn mạnh quyền giơ biển tranh luận như điểm mới của kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, vẫn còn một số đại biểu dùng quyền này để phát biểu ý kiến chứ không phải tranh luận.
Một số ý kiến cho rằng đại biểu chỉ nên tranh luận với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án luật chứ đại biểu không nên tranh luận với nhau. Nhưng theo Chủ tịch Quốc hội thì đã tranh luận thì không loại trừ việc các đại biểu tranh luận với nhau.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhận xét, việc Bộ trưởng trực tiếp giải trình tại các phiên thảo luận toàn thể được đánh giá cao.
Đã tham gia 5 khoá Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nga nói, nếu so với các khoá khác thì kỳ họp thứ hai này nhiều đại biểu vào cuộc rất nhanh.
Đánh giá cao việc sử dụng biển tranh luận, đại biểu Nga cho rằng thời gian dành cho thảo luận có hạn nên một số vị giơ biển tranh luận để có thể được phát biểu ý kiến của mình, sau khi nêu vài ý tranh luận.
Theo P.Thảo (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Ông Putin nêu mối đe dọa đối với chủ quyền nước Nga (21/07)
-
Công an đề nghị xử phạt hành chính ông Đặng Hoàng Giang vì thông tin sai sự thật vụ Nhã Nam (21/07)
-
Rashford đến Barca: Xa ác mộng MU, chờ bay cao với Hansi Flick (21/07)
-
Conan xác nhận yêu Ran qua 1 hành động cực lộ liễu, Haibara chính thức bị cho ra rìa (21/07)
-
Giữa giông gió ở Hà Nội, tấm tôn rơi trúng, người đi xe máy thoát chết thần kỳ (21/07)
-
2 loại trà âm thầm “phá” gan, tăng nguy cơ mắc ung thư nếu lạm dụng: Ai đang uống nên bỏ ngay! (21/07)
-
Các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ được nhận tiền bảo hiểm (21/07)
-
Sự thật đằng sau hình ảnh hoàn hảo nhà Beckham: Victoria cao tay giúp chồng "vượt qua sóng gió"? (21/07)
-
Dự báo mới nhất về thời điểm bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta, nhiều tỉnh sắp mưa rất to (21/07)
-
Việt Nam có loại rau dân dã, mỡ máu cao, tiểu đường “rất sợ”: Nhiều người chưa biết tận dụng (21/07)
Bài đọc nhiều




