Theo phản ánh của người dân sinh sống tại TP.Nam Định (tỉnh Nam Định), các họa tiết trang trí trên tháp giao thông Đông A – Quốc lộ 10 tại cửa ngõ của thành phố hiện có nhiều chi tiết bất thường.
 
Theo phản ánh của người dân sinh sống tại TP.Nam Định (tỉnh Nam Định), các họa tiết trang trí trên tháp giao thông Đông A – Quốc lộ 10 tại cửa ngõ của thành phố hiện có nhiều chi tiết bất thường.
Tranh cãi xung quanh hình ảnh chim Lạc bay chúc đầu ở Nam Định - Ảnh 1

Hình ảnh chim Lạc trên tháp giao thông Đông A - PL 10 ở TP. Nam Định (nguồn: Internet)

Tuy nhiên, khi phân tích ý nghĩa biểu tượng chim Lạc trên trống đồng, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ có ý kiến hoàn toàn khác. Ông nhận định: “Về phối cảnh trên trống, loài chim này được xếp ở vành lớn (trống Ngọc Lũ), không gian rộng, và ở nhiều trống, nó lấn át các hình ảnh khác (khi nhiều hình ảnh giản lược hoặc mất đi). Về không gian mô tả, nó bay trên một bầu trời rộng rãi. Về tư thế, mỏ dài ngẩng cao về phía trước để định hướng, chân và mào dài xuôi song song với thân mình tạo cảm giác tốc độ lớn.

Sải cánh rộng gợi ý sức bền để bay xa, tương phản với những chú chim nhỏ đậu và ngủ ngay dưới chân mình, tạo nên nét đối lập thú vị. Về bút pháp, đó là những yếu tố kỉ hà học (trừu tượng, thiêng liêng) hài hòa với yếu tố miêu tả sinh động và hiện thực (khác với những loài nhỏ cơ bản là tả thực). Tính biểu tượng được khắc họa rõ nét. Vừa đủ trực quan vừa đủ khái quát. Hình thể to lớn, bầu trời cao rộng, tốc độ vút nhanh, đường bay xa tắp, hướng bay ngút ngàn, xoay quanh các tia sáng mặt trời tỏa rạng với chu kì năm và cũng là quay về nơi chôn rau cắt rốn. Đó là biểu tượng của chim Lạc trên trống đồng”.

Như vậy với những phân tích và nhận định của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ thì tạo hình chim Lạc trên tháp giao thông Đông A – Quốc lộ 10 là “chẳng giống ai”. Và lý giải cho hình ảnh chim Lạc chúc đầu xuống đất với ý nghĩa đất lành chim đậu có vẻ là một câu trả lời không hợp lý.

Theo Phạm Thiệu (Nguoiduatin.vn)