Công nghệ
24/06/2021 09:00Cảnh báo: Chiêu trò lừa đảo thanh toán khi mua hàng online đang quay trở lại rầm rộ, nhiều người dùng 'sập bẫy'
Mua bán hàng hoá online đang phát triển ngày càng mạnh, cùng với đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà rất nhiều người có xu hướng mua sắm qua mạng ngày càng nhiều hơn. Tận dụng điều này cùng việc hạn chế di chuyển giữa các nước, các đối tượng lừa đảo đã lừa gạt nhiều người.
Hình thức lừa đảo này chủ yếu tấn công vào những người dùng kinh doanh online trên mạng Internet, tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, vì vậy bạn cần cẩn trọng trong các giao dịch.
Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng thường đóng giả là người mua hàng, muốn mua quà để tặng người thân nhằm tạo dựng lòng tin với người bán. Sau đó, chúng sẽ gửi một bill giả đã chuyển tiền thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế và yêu cầu người bán vào xác nhận để nhận tiền về tài khoản.
Ngoài việc gửi link trực tiếp trong cuộc trò chuyện thông qua Messenger hoặc Zalo, các đối tượng còn lợi dụng số điện thoại và tài khoản đã có được để gửi tin nhắn giả mạo có đường link truy cập tới ngân hàng quốc tế để đánh lừa.
Khi nhấp vào đường link trong tin nhắn, người dùng sẽ được chuyển đến một trang web giả mạo, để người bán đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng.
Đây là bước mấu chốt để thủ phạm lấy được tài khoản, sau khi có được thông tin chúng sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân vào các loại ví điện tử, tài khoản ngân hàng, tài khoản game... mà thủ phạm đã chuẩn bị sẵn. Vì thế chúng sẽ cần tiếp mã OTP cho loại giao dịch 1 lần từ các ngân hàng gửi về.
Vì vậy, chúng gửi tiếp tin nhắn thông báo mạo danh ngân hàng quốc tế cùng yêu cầu nhập mã OTP để hoàn tất giao dịch.
Cùng lúc đó, ngân hàng sẽ xác nhận bằng tin nhắn "Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử xxx có mã OTP là xxx". Vì các tin nhắn đều đến cùng lúc và có nội dung trùng khớp với nhau nên người dùng rất dễ nhầm và sẵn sàng cung cấp mã OTP theo yêu cầu của kẻ lừa đảo.
Khi tiền đã được chuyển đi, thủ phạm thường ngay lập tức sử dụng số tiền trên vào các mục đích như mua hàng, thanh toán online... nhằm khiến các ngân hàng hay tổ chức tín dụng không thể truy hồi khi có yêu cầu từ nạn nhân.
Chiêu thức lừa đảo này đã từng diễn ra và khiến nhiều người mất trắng số tiền trong tài khoản, tuy đã được cảnh báo nhiều nhưng nay chúng lại quay trở lại rầm rộ, không chỉ qua hình thức mua bán online, mà còn các hình thức khác như nhờ nhận tiền hộ... Vì vậy, cần cảnh giác cao độ trước các đường link lạ, các đường link không phải của ngân hàng.
Theo Hạnh Koy (Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Jack nhắn nhủ bé Sol: "Nếu con đi học con có thể kể với bạn bè nghe là con có một người ba rất nổi tiếng, ba tôi lo cho tôi ngay từ giây phút biết tôi có mặt trên đời này" (16/07)
-
Bộ Quốc phòng nêu lý do không mở rộng đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (16/07)
-
Ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố chiếm 40% thị phần ô tô Việt Nam 2025 - nửa đầu năm VinFast "chạy deadline" đến đâu? (16/07)
-
Vụ ô tô lao xuống sông: Nghệ An lý giải việc "tài xế còn sống nhưng báo cáo đã tử vong" (16/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc động cơ máy bay chở 166 hành khách bốc cháy dữ dội ngay sau khi cất cánh (16/07)
-
FIFA tung gói dịch vụ cao cấp dành cho giới siêu giàu xem World Cup 2026 (16/07)
-
Nữ sinh Phú Thọ là 1 trong 9 thủ khoa đạt 30/30: Lớp trưởng Chuyên Hóa "tài sắc vẹn toàn", điểm GPA lớp 12 đạt 9,5 (16/07)
-
Người quan trọng nhất Tây Du Ký 1986: cát-xê cao nhất đoàn phim, vượt cả “Tôn Ngộ Không”, đạo diễn phải thuê chuyên cơ đến đón chỉ để xuất hiện 3 phút (16/07)
-
Hyundai Santa Fe lao vào nhà dân ở Quảng Trị, tài xế hứa bồi thường rồi mất hút (16/07)
-
TikiNow bị phạt 200 triệu đồng vì thông tin "mỗi ngày giao hơn 1 triệu đơn hàng" (16/07)
Bài đọc nhiều



