Công nghệ
08/08/2023 09:00CEO ăn lương khủng giữa lúc nhân viên bị sa thải hàng loạt
ABC News phân tích dữ liệu công bố tháng 5 và 6/2023 của hãng nghiên cứu Equilar. Theo đó, CEO Alphabet Sundar Pichai có thu nhập hơn 225 triệu USD năm 2022, tăng 3,474% so với năm 2021, biến ông thành CEO ăn lương cao nhất nước Mỹ.
Một năm nay, Alphabet thông báo kế hoạch sa thải 10.000 nhân sự.
Tại Microsoft, nơi bắt đầu cắt giảm 10.000 vị trí từ tháng 1, CEO Satya Nadella nhận tổng lương thưởng gần 55 triệu USD năm ngoái, tăng 10% so với một năm trước đó.

Meta, Uber và Salesforce cũng nằm trong số hơn 10 hãng công nghệ tăng lương, thưởng cho CEO bất chấp cho hàng trăm nghìn nhân viên nghỉ việc kể từ đầu năm 2022.
Uber, công ty gọi xe đã sa thải hàng trăm nhân sự năm nay, trả lương cho CEO Dara Khosrowshahi năm 2022 là 24 triệu USD, tăng 22% so với năm 2021. Theo nền tảng theo dõi sa thải Layoffs.fyi, gần 389.000 nhân viên công nghệ đã mất việc làm trong cùng kỳ.
Theo các nhà phân tích, việc CEO được tăng lương giữa lúc nhân viên mất việc đã nêu bật khác biệt của hai số phận trong ngành công nghệ.
Thu nhập của CEO thường bao gồm lương cơ bản và thưởng hiệu suất. Cơ chế khuyến khích này là động lực để CEO bảo vệ sức khỏe của một công ty (gắn với biến động cổ phiếu) nhưng đồng thời loại bỏ các chi phí ngắn hạn, gây bất lợi cho người lao động.
Sự khác biệt giữa ông chủ và người làm công tại các hãng công nghệ làm gia tăng tranh cãi về việc liệu doanh nghiệp có nên chuyển hướng cân nhắc sang các bên khác ngoài cổ đông, chẳng hạn nhân viên và khách hàng.
Theo David Larcker, Giáo sư kế toán tại Đại học Stanford, nhìn từ góc độ CEO, nếu phải đóng cửa một thứ không sinh lời, rõ ràng giá cổ phiếu và doanh số sẽ tăng và họ được thưởng lớn từ điều đó. Tuy nhiên, từ góc độ của nhân viên, dù các công ty thường nói nhân viên là tài sản quan trọng nhất của họ, họ lại hành động nghiêng về phía cổ đông.
Trả lời câu hỏi của ABC News, người phát ngôn Meta cho biết lương thưởng của CEO Nadella năm 2022 được trao trước khi có kế hoạch sa thải.
Một cựu nhân viên Uber gọi tình huống này là “vô cùng khó chịu”, trong khi một nhân viên hãng lưu trữ dữ liệu của Western Digital bày tỏ sự thất vọng sau khi biết CEO David Goeckeler được tăng lương 42%.
Theo Giáo sư Larcker, doanh nghiệp chuyển hướng tập trung từ cổ đông sang nhân viên, khách hàng sẽ giảm thiểu sự khác biệt giữa CEO và người lao động. Dù sa thải là điều khó tránh khỏi với một ngành rủi ro như công nghệ, các công ty hoàn toàn có thể hành động khác đi để không đè bẹp người lao động.
Theo Du Lam (VietNamNet)








- U23 Thái Lan vớt vát danh hiệu giải U23 Đông Nam Á 2025 (28/07)
- Thông tin mới vụ 2 thiếu nữ bị xâm hại, cướp tài sản khi đi du lịch Tam Đảo (28/07)
- Vụ "hot boy" Tống Đông Khuê bị bạn gái cũ kiện đòi gần 44 tỉ đồng: Toà phúc thẩm phán quyết ra sao? (28/07)
- Ông Trump ra hạn chót 10-12 ngày cho Nga chấm dứt chiến sự Ukraine (28/07)
- Tạm giam 'hot girl' Nguyễn Thị My sinh năm 2005 (28/07)
- Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phản hồi ý kiến cả nước dùng 1 bộ sách giáo khoa (28/07)
- Mẹo cực đơn giản để khắc phục cửa sổ chỉnh điện ô tô không nâng hạ kính tự động (28/07)
- Người dùng Google nên xóa mật khẩu gấp (28/07)
- Lần đầu về ra mắt, cô gái chào bố mẹ chồng tương lai khiến cả nhà "đứng hình" (28/07)
- Ông Trump lên tiếng về thỏa thuận ngừng bắn Campuchia - Thái Lan (28/07)




