Đời sống
09/03/2016 14:28Chuyện tình gây sốc cả thế giới
Seretse là hoàng tử của Bechuanaland – quốc gia bảo hộ của người Anh. Hoàng tử Seretse từng là sinh viên Trường Oxford ở Anh. Năm 27 tuổi, ông đem lòng yêu và kết hôn với Ruth, 24 tuổi làm việc tại Ngân hàng Lloyd. Mối quan hệ bị bố của Ruth và gia đình Seretse phản đối dữ dội. Lúc đó, Seretse là người kế vị ngôi tộc trưởng của bộ tộc Bamangwato và đã được ông bác Tshekedi Khama đưa sang London để học luật. Ý định là học xong, Seretse sẽ trở về nhà và kết hôn với một phụ nữ trong bộ tộc.
|
Ông Seretse và người vợ da trắng, năm 1948. |
Tài liệu bí mật sau này được công bố cho thấy sở dĩ Chính phủ Anh phản đối cuộc hôn nhân này là vì họ sợ Chính phủ Nam Phi sẽ coi vấn đề này là cái cớ để đòi chuyển giao ngay lập tức Bechuanaland cho Nam Phi theo các đề xuất vốn bị Anh phản đối từ khi thành lập Liên minh Nam Phi năm 1910. Trong một bức điện ngoại giao đề tháng 5-1950, Cao ủy Anh ở Bechuanaland, ông A.D.Forsyth Thompson, đã viết: “Nếu Seretse và cô vợ da trắng được công nhận là tộc trưởng Bamangwato, điều đó sẽ ngay lập tức khiến người da trắng trong Liên minh Nam Phi đoàn kết chống lại chúng ta, ngay cả khi có nhiều người là bạn bè của chúng ta và chúng ta sẽ ngay lập tức bị đặt vào vị trí khó khăn nhất liên quan tới việc chuyển giao Bechuanaland”.
Trong một bức điện mật khác, Cao ủy Bechuanaland dẫn lời một phái đoàn bộ tộc: “Họ phản đối mạnh đám cưới người da đen-da trắng. Những gì sư tử làm thì chó rừng sẽ bắt chước. Cuộc hôn nhân này là thảm họa với châu Phi. Hành động của tộc trưởng luôn được noi theo và chúng ta sẽ thấy trong 25 năm nữa nhiều người ở Bechuanaland sẽ lấy vợ da trắng. Và trong 25 năm nữa, bộ tộc Bamangwato sẽ không còn. Họ sẽ bị lai giống như người da màu”. Để trấn an Nam Phi, giới chức Anh còn cam kết với các lãnh đạo bộ tộc rằng Seretse và vợ sẽ sớm “biến mất”.
Đó là một tình yêu như cơn gió lốc. Seretse không dám xin phép bác vì ông biết sẽ bị từ chối. Còn Ruth buộc phải hỏi ý kiến của bố là ông George, ông đã trả lời rằng cô không nên lấy một người da đen.
Ruth đã bỏ qua lời can ngăn của bố. Dẫu vậy, cô không thể hình dung rằng cô và Seretse sẽ phải chịu áp lực nặng nề từ Chính phủ Anh. Có lần, một chính trị gia cấp cao đến văn phòng của cô và nói: “Nếu cô tiếp tục mối quan hệ này, cô sẽ hạ gục cả đế chế Anh ở châu Phi”.
Rosamund Pike, nữ diễn viên Anh vào vai Ruth trong phim “A United Kingdom” nói rằng: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid sắp được áp dụng ở Nam Phi và Anh ngần ngại không muốn làm hỏng quan hệ với Nam Phi. Nam Phi đã phản kháng mạnh mẽ với Chính phủ Anh, rằng nếu đám cưới của một phụ nữ da trắng với một người châu Phi được chấp nhận thì sẽ có một cuộc khủng hoảng hiến pháp và khủng hoảng khối Thịnh vượng chung.
Ông bác của Seretse là Tshekedi kiên quyết đòi Văn phòng Thuộc địa ngăn chặn đám cưới. Vị cha xứ sắp làm lễ cho cặp đôi được yêu cầu không hành lễ tại đám cưới.
Nghi lễ đã không được tiến hành. Thay vào đó, cặp đôi đã kết hôn bí mật tại một văn phòng đăng ký kết hôn. Năm sau đó, họ trở về bộ tộc của Seretse ở Bechuanaland và nghĩ rằng mọi vấn đề của họ đã xong. Tuy nhiên, ông Tshekedi nổi giận và triệu tập các bô lão trong bộ tộc tới một cuộc họp, trong đó họ hàng của Seretse đã phản đối cuộc hôn nhân. Họ cho biết Ruth sẽ không được công nhận là vợ của tộc trưởng.
Trong vòng 7 tháng, bộ tộc đã tổ chức 3 cuộc họp để bàn về cuộc khủng hoảng. Trong cuộc họp cuối cùng, ông Seretse đã giành được sự ủng hộ khi có 9.000 người tham gia và chỉ có 40 người phản đối Seretse và vợ trở thành người đứng đầu.
Trong khi đó, các bức điện với lời lẽ giận dữ liên tục được gửi qua lại giữa Anh và Nam Phi. Nam Phi cho rằng cuộc hôn nhân đã vi phạm luật về chủng tộc. Thủ tướng Nam Phi đã coi cuộc hôn phối của họ là “đáng tởm”.
Ruth lúc này đang mang bầu thì Seretse được mời trở lại London để gặp các bộ trưởng của Văn phòng Thịnh vượng chung, trong khi Ruth vẫn ở lại Bechaunaland. Đó là một cái bẫy. Giới chức Anh nhất quyết bắt Seretse phải từ bỏ quyền tộc trưởng. Khi ông từ chối, họ bảo rằng ông và vợ sẽ bị trục xuất khỏi Bechaunaland trong 5 năm.
Quyết định này bị phản đối và những người ủng hộ Seretse đã thành lập một ủy ban để lo việc của Seretse. Năm 1956, các lãnh đạo của bộ tộc Bamangwato đã gửi điện cho Nữ hoàng Anh đề nghị cho phép tộc trưởng của mình được quay về. Khi trở về, Seretse đã từ bỏ mọi quyền lực của tộc trưởng. Thay vào đó, ông đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của đất nước và được bầu làm Tổng thống của đất nước là Botswana ngày nay.
Tin cùng chuyên mục








-
Câu nói gây chú ý của cựu phó trưởng công an phường trong vụ 'chạy án' 2,1 tỷ đồng (14/07)
-
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè (14/07)
-
Hơn 2.000 trận động đất đã xảy ra tại hòn đảo Nhật Bản, người dân sống trong sợ hãi với rung chấn vô tận (14/07)
-
Nút bấm ít ai để ý tới giúp cabin ô tô mát nhanh mà không cần bật điều hòa (14/07)
-
Giá vật liệu xây dựng 'leo thang': Dân, doanh nghiệp 'gồng mình' chịu trận (14/07)
-
Nữ nghệ sĩ Việt vừa đăng ảnh hôn phụ nữ: "Tôi chẳng thể lên xe hoa với một người chưa đủ để gọi là chồng" (14/07)
-
Án mạng đau lòng ở Tây Ninh liên quan tranh chấp ranh đất (14/07)
-
Ra tòa kết thúc cuộc hôn nhân 7 năm, vừa rời khỏi cổng, một cuộc điện thoại gọi đến khiến tôi không còn chốn nương tựa (14/07)
-
Tàu bay Việt va chạm với chim, phải huỷ hàng loạt chuyến bay (14/07)
-
Hóng drama Pickleball Hà Nội: Thầy thu 300k/giờ, lịch kín cả tuần nhưng xem đánh không khác gì "newbie"? (14/07)
Bài đọc nhiều




