Đời sống
07/02/2019 14:51Đón năm mới, người Trung Quốc dán ngược chữ 'Phúc' ở 2 chỗ
Theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc, vào năm mới chữ "Phúc" được dán ngược chủ yếu ở 2 chỗ. Một nơi là trên vại nước và thùng rác, do đồ trong 2 vật này phải đổ từ trong ra ngoài.
Để tránh phúc đức và may mắn của gia đình bị đổ đi, họ bèn dùng chữ "đảo" đồng âm với chữ "đáo" nên đã đảo ngược chữ "Phúc", dùng nghĩa "phúc đến" để át nghĩa "phúc đi" thể hiện mong ước hướng đến và theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp.
Một nơi nữa dán ngược chữ này là trên tủ trong nhà. Tủ là nơi chứa đồ. Dán ngược chữ "Phúc" tức là phúc lộc và tài lộc luôn vào trong nhà, trong phòng và trong tủ.
Còn chữ "Phúc" trên cửa lớn luôn dán xuôi ngay ngắn. Dán chữ "Phúc" ở cửa lớn có nghĩa là "đón phúc" và "nạp phúc", cửa lớn lại là cửa ra vào của gia đình, một nơi trang trọng và tôn kính, thế nên chữ này bắt buộc phải dán thật trang trọng.
Tập tục đốt pháo vốn để trừ tà ma
Tập tục này của người Trung Quốc có khởi nguồn từ rất sớm, đến giờ đã có hơn 2000 năm lịch sử. Nó được ghi lại từ thời kỳ Nam Triều. Trong "Kinh Sở Tuế thời ký" của đời Lương có viết: "Ngày mùng 1 tháng giêng, dậy từ gà gáy, đốt pháo sân trước để trừ tà ma."
Đây là thuyết pháp sớm nhất liên quan đến tục đốt pháo. Ban đầu con người đốt pháo để trừ yêu ma quỷ quái. Từ đó cũng có thể thấy hàng loạt tập tục được tiến hành vào đầu năm mới đều là để cầu bình an.
Bữa cơm đoàn viên không được ăn hết sạch đồ ăn
Bữa cơm tất niên còn gọi là "bữa cơm đoàn viên", là bữa tối cuối cùng của một năm, cũng là bữa ăn kéo dài nhất trong cả năm. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau cùng ăn bữa tối tiễn năm cũ.
Món ăn trong bữa cơm này đơn giản hay cầu kỳ là do điều kiện kinh tế của mỗi nhà nhưng vẫn có những tập tục cố định chẳng hạn như vị trí ngồi của người già, người lớn và trẻ nhỏ, không được nói những lời không may mắn, không đánh mắng trẻ con…
Các món ăn cố gắng thật phong phú, để thừa lại mong "bữa nào cũng thừa", "năm nào cũng dư" khiến người ta cảm thấy no đủ cả năm. Trong bữa ăn còn phải nói thật nhiều lời may mắn, không khí vui vẻ, ấm cúng.
Một điều đáng được nhắc đến nữa là trong mâm cơm tất niên của người Trung Quốc không thể thiếu một món cá. Trong tiếng Hán, chữ "ngư" nghĩa là cá, đồng âm với chữ "dư", nên hàng năm có cá tức là một năm dư thừa, ý mong may mắn và sung túc.
Theo Hồng Ánh (Tổ Quốc)
Tin cùng chuyên mục








-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
Bài đọc nhiều



