Đời sống
21/01/2016 14:56Ngao ngán cảnh phụ huynh "nhịn ăn, nhịn mặc" để chiều con
Có người sẵn lòng đi vay nợ đáp ứng yêu cầu của con. Muốn con uống sữa, học bài...thưởng vật chất... - là chiêu một số phụ huynh chọn mang đến cho con cuộc sống đủ đầy khiến người trong nhà cũng ngao ngán.
![]() |
Ảnh minh họa |
Góp ý với chị không nên chiều quá, nhưng chị bảo: "Kiếm tiền vất vả thật đấy nhưng mình kiếm tiền cũng chỉ để lo cho con thôi. Nên cái gì con thích mà mình đáp ứng được thì sẵn lòng, kể cả đi vay."
Ngoài hứa thưởng đồ chơi khi con được điểm cao, chị còn liên tục dùng vật chất để dụ con ăn cơm, uống sữa, học bài. Chị kể, nếu con ăn hết bát cơm sẽ được mua một hộp thẻ bài pokemon, ăn thêm bát nữa sẽ được mua thêm một hộp. Nếu tự uống hết sữa không cần mẹ bón thì sẽ được thưởng một gói bimbim, hoặc cho mượn điện thoại iphone để chơi trò chơi… Cái gì cũng vậy, muốn bọn trẻ ngoan ngoãn, nghe lời thì chị sẽ đồng ý mua cho con những gì chúng thích, mặc kệ là đắt hay rẻ.
Một trường hợp chiều con không kém là chuyện của chị Hân (quê Hải Phòng). Hai vợ chồng chị mới chỉ có một cậu con trai đang học mẫu giáo. Dù công việc không ổn định, thu nhập chính của cả nhà do chồng là giáo viên tiểu học lo liệu. Nhưng cách chị "đầu tư" cho con khiến mọi người tròn mắt. Quần áo, giày dép, sữa, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm... cho con đều phải chọn loại đắt tiền. Thậm chí quần áo con dùng mùa trước đến mùa sau dù còn vừa thì chị vẫn “thanh lý” để sắm cái mới.
Chị quan niệm, thà mình nhịn ăn, nhịn mặc nhưng nhất định không để con thua kém bạn bè. Không chỉ thế, chị còn đặc biệt chiều con vô điều kiện. Con mè nheo không thích đi học, chị liền cho nghỉ. Đồ chơi là điện thoại của chị, nếu muốn gọi điện thoại chị cũng phải nhẹ nhàng “mượn” - nếu không cậu ấm sẽ lăn ra khóc lóc ăn vạ không ai dỗ được.
Chồng chị góp ý không nên chiều con đến sinh hư như thế nhưng chị không quan tâm. Thỉnh thoảng chồng quát mắng con thì chị liền mặt nặng mày nhẹ. Nên đến khi muốn rèn con vào khuôn khổ thì thằng bé lăn ra khóc vì không đúng ý.
Hàng xóm của tôi có cậu con trai lớn đã học đại học. Nhưng cậu chưa bao giờ nấu cho bố mẹ một bữa cơm nào, ăn xong cái là lảng đi chơi. Thậm chí cơm nước xong xuôi, dọn sẵn ra nhưng gọi mãi mà con cũng chẳng xuống ăn vì còn bận... ngủ nướng.
Câu chuyện này tuy buồn song cũng chưa bi thương như chuyện mà tôi được kể lại. Gia đình chị Ly (Hải Phòng) có hai con nhưng khi đứa lớn xa nhà đi học đại học thì đứa bé mới bắt đầu vào lớp 1 nên tất cả tình cảm yêu thương, chăm sóc hai vợ chồng chị đều dành hết cho con trai út ít. Không phải làm bất cứ việc gì ngoài việc học, không bao giờ bị bố mẹ la mắng dù phạm lỗi, nói gì bố mẹ cũng tin tưởng, muốn mua bất cứ thứ gì cũng được đáp ứng… cứ như vậy cậu lớn lên và không coi bố mẹ ra gì. Khi muốn biết con đi đâu, làm gì, học tập thế nào, anh chị liền nhận được câu trả lời: "Sao bố mẹ hỏi nhiều thế" - hoặc "biết rồi, khổ lắm nói mãi."
Tin cùng chuyên mục








-
Thủ khoa khối C Đà Nẵng bật mí bí quyết đạt điểm cao nhất (18/07)
-
Lấn làn, "vượt ẩu" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tài xế trả giá đắt (18/07)
-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
-
Vụ cháy trung tâm thương mại khiến 61 người tử vong: Nhiều thi thể cháy đen chưa thể nhận dạng, có gia đình cùng lúc mất 5 người thân (18/07)
-
Trước 1 tuần chính thức ra rạp Việt, 'Conan 28' đã bỏ túi 12 tỷ (18/07)
-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
Bài đọc nhiều




